Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Omeprazol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Omeprazol là thuốc gì? Thuốc Omeprazol có tác dụng gì? Thuốc Omeprazol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Omeprazol Nadyphar là thuốc gì?
Omeprazol là thuốc thuộc nhóm thuốc tiêu hóa – đường ruột, được bào chế dưới dạng viên. Trong 1 viên thuốc có thành phần :
Hoạt chất Omeprazol : 20 mg
Các tá dược cần thiết
Omeprazol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Omeprazol là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar- Việt Nam và được đóng gói ở dạng hộp gồm 10 vỉ xé x 10 viên có giá 73.500 VNĐ / hộp bán tại Nhà thuốc Ngọc Anh.
Lưu ý : Đây là giá bán buôn còn giá bán lẻ tại các quầy thuốc và nhà thuốc bệnh viện có thể khác nhau. Nếu mua được với giá thấp hơn bạn nên thận trọng về chất lượng của thuốc.
Hiện nay trên thị trường, thuốc Omeprazol Nadyphar được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua được ở khắp mọi miền Tổ quốc với giá có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.
Tuy nhiên, bạn nên tìm các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Mepraz do Alkem Laboratories., Ltd Estore sản xuất.
Thuốc Esomeprazole do Công ty TNHH liên doanh Stada sản xuất.
Thuốc Omeprazol 20mg do Công ty TNHH liên doanh Stada sản xuất.
Tác dụng của Omeprazol
Omeprazol là một dẫn chất của benzimidazol, có khả năng ức chế hệ enzyme hydro-kali- adenosin triphosphatase (H+-K+-ATP) hay còn gọi là bơm proton do đó ngăn cản sự vận chuyển tích cực của ion H+ từ bào tương của ác tế bào viền vào lòng dạ dày để kết hợp với Cl– tạo ra acid HCl .Vì thế Omeprazol được dùng làm thuốc ức chế sự bài tiết acid dạ dày.
Omeprzol có thể kìm hãm được sự phát triển của vi khuẩn Halicobacter pylori- là một trong các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và viêm thực quản do hiện tượng dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Dùng Omeprazol phối hợp với các thuốc kháng khuẩn chẳng hạn như clarithromycin sẽ tiêu diệt được H.pylori giúp liền tổn thương do ổ loét và bệnh trạng thuyên giảm.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc này được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân ở một trong số các trường hợp sau:
- Tình trạng khó tiêu do tăng lượng acid dịch vị
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng
- Bệnh nhân viêm thực quản do trào ngược dịch vị
- Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger – Ellison.
- Dự phòng trường hợp loét dạ dày – tá tràng do stress hoặc do thuốc chống viêm không steroid
Cách dùng – Liều dùng
- Cách dùng
Omeprazol phải uống lúc đói ( trước bữa ăn khoảng 1 giờ)
Uống thuốc nguyên vẹn cả viên chứ không được mở vỏ nang bao viên, nhai hay nghiền thuốc ra.Nuốt cả viên thuốc với một cốc nước.
Uống thuốc với nước lọc/ nước đun sôi để nguội ,không nên uống thuốc với các loại nước khác như trà, sữa, nước trái cây, rượu,…vì có thể gây ra những tương tác làm giảm tác dụng /tăng độc tính của thuốc.
Lưu ý:
Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng Omeprazol cùng với các thuốc antacid sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị của thuốc
Khi bạn sử dụng Omeprazol trong lúc vẫn đang điều trị với sucralfate thì hãy uống Omeprazol trước khi uống sucralfate khoảng thời gian ít nhất là 30 phút.
Nếu bạn tự sử dụng Omeprazol điều trị tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ thì không được dùng thuốc nhiều hơn 14 ngày liên tục
- Liều dùng
Omeprazol được sử dụng với liều theo chỉ định của bác sĩ. Liều thông thường ở người lớn như sau:
Bệnh nhân loét dạ dày uống 1-2 viên/lần,1 lần trong ngày kéo dài trong 8 tuần.
Bệnh nhân loét tá tràng uống 1-2 viên/lần,1 lần trong ngày kéo dài trong 4 tuần.
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản: uống mỗi ngày 1-2 viên trong 4-8 tuần sau đó điều trị duy trì 1 viên/ngày
Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison : uống 3 viên /lần và mỗi ngày 1 lần,thời gian điều trị do bác sĩ chỉ định và tuyệt đối không được tự ý ngừng dùng thuốc đột ngột.
Lưu ý: liều dùng Omeprazol cho cần phải được giảm và do bác sĩ quyết định sự điều chỉnh liều này.
Tác dụng phụ của thuốc Omeprazol
Omeprazol là thuốc dung nạp tốt, ít gây ra tác dụng phụ và thường là các triệu chứng không mấy nghiêm trọng, có thể hồi phục.
Các tác dụng phụ phổ biến có thể gặp khi sử dụng Omeprazol:
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt
Buồn nôn/nôn, đau bụng, đầy chướng bụng, táo bón
Một số triệu chứng có thể có nhưng ít gặp hơn như: mất ngủ, mệt mỏi, da phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa,..
Tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp:
Đổ mồ hôi , phù mạch , sốc phản vệ
Giamr bạch cầu, tiểu cầu, giảm tất cả các dòng tế bào máu, thiếu máu, bệnh tan máu tự miễn
Tình trạng lú lẫn nhưng có thể hồi phục, trầm cảm, xuất hiện ảo giác ở người cao tuổi hoặc người bệnh nặng, rối loạn thính giác
Rối loạn nội tiết (vú to ở đàn ông)
Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida vùng miệng – hầu, khô miệng
Co thắt phế quản, đau khớp, đau cơ, viêm thận kẽ
Omeprazol có thể làm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do ức chế tiết acid dịch vị – chất acid mạnh co khả năng diệt khuẩn đường tiêu hóa
Nếu trong quá trình sử dụng thuốc mà gặp phải những triệu chứng nguy hiểm thì phải lập tức ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử trí kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng Omeprazol trong điều trị cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với omeprazole hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc hoặc phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kì, phụ nữ đang cho con bú.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng Omeprazol Nadyphar
- Trước khi dùng Omeprazol nên lưu ý điều gì ?
Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ /dược sĩ báo cáo đầy đủ tình trạng sức khỏe: tiền sử dị ứng, bệnh tật, bệnh trạng hiện tại, tình trạng có thai/cho con bú,…
Đồng thời cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trong tờ giấy hướng dẫn kèm theo hộp thuốc
Trước khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị loét dạ dày phải loại trừ khả năng bệnh nhân đã xuất hiện biến chứng ung thư dạ dày vì dùng thuốc sẽ làm che mờ triệu chứng làm cản trở quá trình chẩn đoán và điều trị kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
- Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Nghiên cứu trên động vật và trên lâm sàng đến nay vẫn chưa phát hiện được tác động có hại của omeprazole đối với thai nhi tuy nhiên thời gian nghiên cứu chưa đủ lớn nên vẫn chưa thể khẳng định bất cứ điều gì, vẫn phải thận trọng khi sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai, tốt nhất là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng thuốc.
Vì thuốc có bài tiết qua sữa mẹ nên cần cân nhắc giữa việc ngừng dùng thuốc trong quãng thời gian cho con bú hoặc lựa chọn không nuôi con bằng sữa mẹ để dùng thuốc khi thật sự cần thiết.
- Một số lưu ý khác khi dùng thuốc
+Sử dụng thuốc cho người cao tuổi không cần thiết thường xuyên điều chỉnh liều lượng
+Khả năng tác dụng của thuốc ở bệnh nhân suy thận không bị biến động nhiều so với bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
+Sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy gan do quá trình đào thải thuốc chậm độc tính tăng nên cần thiết phải cân nhắc để giảm liều cho phù hợp
+Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi
+Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, nếu lo sợ trẻ bị hóc khi uống cả viên thuốc thì có thể mở vỏ nang của viên thuốc rồi hòa bột thuốc với một loại thực phẩm hơi acid ( pH <5 ) như sữa chua hay nước cam rồi cho trẻ uống và nuốt ngay.
+Liều lượng thuốc dùng cho trẻ được tính theo số cân nặng thay vì xét theo số tuổi
- Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 ◦C trong lọ kín, tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời và tránh xa tầm tay trẻ em.
Thuốc hết hạn sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng cần được xử lí theo quy định (có thể hỏi ý kiến dược sĩ nếu cần). Không tùy tiện vứt thuốc vào bồn cầu, bồn rửa, cống thoát nước,…
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Omeprazol không có những tương tác thật sự có ý nghĩa ( có nhiều ảnh hưởng đến cơ thể và tác dụng của thuốc ) khi dùng cùng với thức ăn, rượu hay các chất: amoxicillin, cafein, lidocaine, quinidine, theiphylin, metoclopramide.
Omeprazol khi dùng cùng với ciclosporin có thể làm tăng nồng độ chất này trong máu.
Omeprazol khi dùng cùng kháng sinh có khả năng diệt H.pylori sẽ làm tăng tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh.
Omeprazol sẽ ức chế quá trình chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa bởi hệ enzyme cytochrome P450 ở gan. Do đó nồng độ các thuốc này ví dụ như diazepam, phenytoin, warfarin sẽ tăng trong máu làm chúng kéo dài tác dụng và tăng độc tính cho cơ thể.
Dùng phối hợp với Omeprazol sẽ làm dicoumarol tăng tác dụng chống đông, nifedipin giảm mức độ chuyển hóa.
Dùng Clarithromycin đồng thời với Omeprazol sẽ làm nồng độ Omeorazol trong máu tăng gấp đôi do clarithromycin ức chế quá trình chuyển hóa của omeprazole.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Omeprazol
- Nên làm gì khi dùng quá liều?
Các biểu hiện thường xảy ra khi dùng quá liều Omeprazol là buồn ngủ, nhức đầu, tim đập nhanh
Theo các dữ liệu thu thập được trên lâm sàng thì các trường hợp đã dùng quá liều đều hồi phục, không có biến cố gì và cũng không cần phác đồ điều trị đặc biệt.
Cần sử dụng đúng liều lượng đã được chỉ định. Nếu chót dùng quá liều thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử trí thích hợp.
Trong trường hợp dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất, người nhà cần cung cấp cho bác sĩ điều trị danh sách thuốc bệnh nhân đang dùng cả thuốc kê đơn và không kê đơn, các loại vitamin, chất khoáng, thảo dược,..
- Nên làm sao nếu quên một lần dùng thuốc?
Cần tuân thủ thời gian và liều dùng được bác sĩ chỉ định. Nếu bạn chót quên một lần dùng thuốc thì có thể dùng ngay một liều ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp đã sát giờ dùng thuốc lần kế tiếp hãy bỏ qua liều đã quên dùng thuốc theo đúng kế hoạch chứ không được phép tự ý tăng liều dùng lên mức cao hơn liều được chỉ định.