Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Nisten F 7.5mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Nisten F 7.5mg là thuốc gì? Thuốc Nisten F 7.5mg có tác dụng gì? Thuốc Nisten F 7.5mg giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Nisten F 7.5mg là thuốc gì?
Nisten F 7.5mg là một sản phẩm của công ty Davi Pharm-Việt Nam, là thuốc dùng trong điều trị tình trạng đau thắt ngực ổn định trên người bệnh mạch vành trong khi nhịp nút xoang bình thường, với các hoạt chất là Ivabradin. Một viên Nisten F 7.5mg có các thành phần:
Ivabradin: 7,5 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Thuốc Nisten F 7.5mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Nisten F 7.5mg có 4 vỉ, mỗi vỉ 7 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 210,000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Nisten F 7.5mg là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Nisten F 7.5mg tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
-
Thuốc Vashasan 20 được sản xuất bởi Công ty TNHH Hasan – VIỆT NAM.
-
Thuốc Donox được sản xuất bởi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco – VIỆT NAM
-
Thuốc Imidu® 60mg được sản xuất bởi Công ty TNHH Hasan – Dermapharm Việt Nam.
Tác dụng
Hoạt chất Ivabradin: tác động lên nút xoang làm ức chế chọn lọc và tính đặc hiệu ở kênh If, làm cho lượng ion qua kênh giảm có tác dụng làm giảm nhip tim giúp tiêu thụ oxy cơ tim và giảm tải cho tim mà không gây bất kì ảnh hưởng nào đến tái phân cực tâm thất, tính dẫn truyền, tính co thắt của cơ hay trương lực ở ngoại biên.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị cho bệnh mạch vành
Điều trị tình trạng ngực bị đau thắt ổn định mạn tính cho người bệnh mạch vành trong khi nhịp ở nút xoang nhĩ vẫn bình thường trong trường hợp :
Người bệnh không đáp ứng hoặc không được sử dụng các thuốc nhóm chẹn beta.
Kết hợp sử dụng cùng thuốc chẹn beta ở người bệnh khi dùng liều tối đa thuốc chẹn beta thì không kiểm soát được, và người bệnh có nhịp tim nhiều hơn 60 nhịp/phút.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dạng viên: Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.
Liều dùng:
Liều dùng ban đầu cho người trị liệu bệnh mạch vành là mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 mg, dùng trong khoảng từ 3 đến 4 tuần. Sau đó có thể tăng liều dùng lên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 7,5 mg. Nên giảm liều khi người bệnh có nhịp tim lúc nghỉ dưới 50 nhịp/phút, có các triệu chứng như hạ huyết áp, mệt mỏi, chóng mặt, khi này liều nên sử dụng giảm còn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2,5 mg. Trong trường hợp nhịp tim chậm kéo dài, vẫn dưới 50 nhịp/phút thì nên dừng sử dụng thuốc.
Liều dùng khởi đầu dành cho người cao tuổi (lớn hơn 75 tuổi): mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 2,5 mg. Về sau có thể tăng liều lượng sử dụng khi cần.
Liều dùng cho người suy giảm chức năng thận: nếu độ thanh thải creatinin lớn hơn 15 ml/phút thì có thể sử dụng ở liều thường dùng.
Liều dùng dành cho người suy giảm chức năng gan: ở mức độ nhẹ có thể sử dụng liều thường dùng, ở mức độ trung bình khi sử dụng nên thận trọng có thể giảm liều.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Nisten F 7.5mg cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp có nhịp tim khi nghỉ nhỏ hơn 60 nhịp/phút trước khi trị liệu
Không dùng thuốc cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, bị sốc tim, dùng máy tạo nhịp, suy tim cấp hay chức năng tim không ổn định, bloc xoang tâm nhĩ, hội chứng suy nút xoang, bloc nhĩ thất độ 3.
Không dùng thuốc cho người huyết áp bị giảm mạnh dưới 90/50 mmHg, ngực đau thắt không ổn định.
Không sử dụng thuốc kết hợp với nhóm thuốc ức chế cytochrome P450 3A4 mạnh như kháng sinh nhóm macrolid (telithromycin, clarithromycin, josamycin, erythromycin uống), thuốc kháng nấm azol ( itraconazol, ketoconazol), nefazodon, thuốc ức chế HIV protease ( ritonavir, nelfinavir).
Không dùng cho phụ nữ đang mang thai và trong thời gian cho con bú.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Nisten F 7.5mg
- Cần cân nhắc khi sử dụng cho người bệnh rung tâm nhĩ hoặc các tình trạng loạn nhịp tim khác do ivabradin hầu như không có hiệu quả và mất tác dụng khi loạn nhịp nhanh xảy ra.
- Trong thời gian điều trị, người bệnh cần được thường xuyên theo dõi điện tâm đồ để phát hiện tâm nhĩ rung kích phát hoặc liên tục, ở người bệnh suy tim mạn tính có nguy cơ cao hơn. ở những người bệnh đã từng sử dụng thuốc chống loạn nhịp nhóm I hay amiodaron thường gặp rung tâm nhĩ hơn.
- Cần thận thận khi sử dụng cho đối tượng rối loa dẫn truyền nội thất với suy tim mạn tính, mất đồng bộ tâm thất, nên theo dõi kỹ lưỡng.
- Trong thời gian điều trị, nếu nhịp tim nghỉ thường nhỏ hơn 50 nhịp/phút một cách thường xuyên hay xuất hiện các triệu chứng thể hiện nhịp tim bị chậm như hạ huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi thì nên hạ liều sử dụng xuống, và dừng sử dụng khi nhịp tim vẫn luôn dưới 50 nhịp/tim hay nhịp tim chậm kéo dài.
- Cần cân nhắc khi sử dụng kết hợp với amlodipine hay thuốc chẹn kênh calci dihydropyridin khác, các nitrat do chưa có nghiên cứu an toàn khi sử dụng thuốc. với các thuốc như diltiazem, verapamil hay thuốc chẹn kênh calci khác có tác dụng giảm nhịp tim thì tốt nhất không nên sử dụng.
- Cần cân nhắc khi sử dụng cho bệnh nhân suy tim mạn, khi quyết định sử dụng thì trước hết cần ổn định tình trạng suy tim. Cần thận trọng khi sử dụng cho người bệnh suy tim độ IV.
- Ivabradin không được dùng ngay khi bệnh nhân vừa xảy ra sốc.
- Khi sử dụng ivabradin, chức năng của võng mạc có thể bị ảnh hưởng, khi bất kì tổn thương trên vongx mạc xảy ra thì nên dừng sử dụng thuốc. khi sử dụng cho người bệnh viêm võng mạc sắc tố cần thận trọng theo dõi.
- Cần thận trọng khi sử dụng cho người bệnh hạ huyết áp nhẹ và trung bình.
- Cần cân nhắc khi sử dụng cho người bệnh mắc hội chứng QT bẩm sinh hay đang sử dụng thuốc có tác dụng kéo dài QT, tốt nhất không nên sử dụng.
- Cần cân nhắc khi sử dụng cho người bệnh bloc nhĩ thất độ 2, cho người bệnh có nhịp tim chậm trước khi quyết định sử dụng, tốt nhất không nên sử dụng.
- Cần thận trọng khi sử dụng cho người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc do có thể gây hiện tượng đom đóm mắt.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Nisten F 7.5mg
Tác dụng phụ thường gặp nhiều nhất: đom đóm mắt
Tác dụng phụ thường gặp:
Trên hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt.
Trên mắt: mờ mắt
Trên tim: ngoại tâm thu, nhịp tim chậm, bloc nhĩ thất độ 1.
Tác dụng phụ ít gặp:
Trên hệ tiêu hóa: nôn nao, tiêu chảy, táo bón
Hệ huyết học: tăng số lượng bạch cầu ưa acid, tăng độ thanh thải creatinin, tăng nồng độ ure máu.
Toàn thân: ngất, mệt mỏi, suy nhược.
Hệ tim mạch: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.
Ngoài ra: thở khó khan, phù mạch, nổi mẩn ngứa, chuột rút.
Tác dụng phụ hiếm gặp: ngứa, nổi đỏ, mề đay, khó chịu.
Tác dụng phụ cực kì hiếm gặp: hội chứng nút xoang suy, bloc nhĩ thất độ 2, độ 3, tâm nhĩ rung.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Nisten F 7.5mg thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Không sử dụng thuốc kết hợp với nhóm thuốc ức chế cytochrome P450 3A4 mạnh như kháng sinh nhóm macrolid (telithromycin, clarithromycin, josamycin, erythromycin uống), thuốc kháng nấm azol ( itraconazol, ketoconazol), nefazodon, thuốc ức chế HIV protease ( ritonavir, nelfinavir). Josamycin với liều mỗi ngày 1g x 2 lần và ketoconazol mỗi ngày 200 mg sẽ làm tăng nồng độ ivabradin máu lên 7 đến 8 lần.
Không sử dụng thuốc kết hợp với nhóm thuốc có tác dụng kéo dài QT như sotalol, bepridil, ibutilid, disopyramid, amiodaron, quinidine thuộc nhóm thuốc tim mạch hay các thuốc halofantrin, pimozid, pentamidin, ziprasidon, cisaprid, sertindol, erythromycin tiêm tĩnh mạch, mefloquin thuộc nhóm không phải tim mạch
Khi sử dụng cùng với thuốc như fluconazole có tác dụng ức chế CYP3A4 nếu khi nhịp tim nghỉ lớn hơn 60 nhịp/ phút nên sử dụng ở liều mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2,5 mg và cần theo dõi kỹ lưỡng.
Khi sử dụng cùng nước ép bưởi sẽ làm tăng nồng độ ivabradin lên tầm 2 lần, vì vậy khi sử dụng thuốc không nên sử dụng nước ép bưởi.
Khi sử dụng cùng thuốc như St John’s wort, rifampicin, phenytoin, barbiturate có tác dụng cảm ứng CYP3A4 sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Nisten F 7.5mg
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Khi sử dụng quá liều có thể dẫn đến nhịp tim chậm nghiêm trọng và kéo dài. Khi xảy ra nhịp tim chậm kém theo kém dung nạp huyết động thì có thể dùng thuốc kích thích beta như isoprenalin theo đường tĩnh mạch để điều trị. Trong trường hợp cần thiết có thể đặt máy tạo nhịp.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.