Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Naphacogyl tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Naphacogyl là thuốc gì? Thuốc Naphacogyl có tác dụng gì? Thuốc Naphacogyl giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Naphacogyl là thuốc gì?
Naphacogyl là một sản phẩm của công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà NAMHA, là thuốc dùng trong điều trị và phòng tránh nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mãn tính hay tái phát , với các hoạt chất là Acetyl Spiramycin và Metronidazol. Một viên Naphacogyl có các thành phần:
A: Acetyl Spiramycin 100 mg
B: Metronidazol 125 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén bao phim.
Thuốc Naphacogyl giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Naphacogyl có 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén bao phim, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 20,000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Naphacogyl là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Naphacogyl tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Metronidazole Stada được sản xuất bởi Stada (Đức)
- Thuốc Metronidazole 250mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Dân.
Tác dụng
Hoạt chất Acetyl Spiramycin: phổ kháng khuẩn rất rộng và có tác động mạnh mẽ.
Hoạt chất Metronidazol: ức chế sự nhân lên của vi khuẩn và các loài động vật nguyên sinh.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng và các biến chứng của nhiễm trùng.
Điều trị phòng ngừa nhiễm trùng hậu phẫu tại khoang miệng.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: sử dụng thuốc cùng với bữa ăn.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 10: mỗi ngày uống 2 viên.
Liều dùng dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 15: mỗi ngày uống 3 viên.
Liều dùng dành cho người lớn: mỗi ngày uống 4-6 viên chia làm 2 lần uống cùng bữa ăn.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Naphacogyl cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp bà mẹ cho con bú.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Naphacogyl
- Cần hết sức chú ý với người được chẩn đoán loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc kết mạn.
- Thuốc phóng thích chậm nên cần chú ý khi sử dụng cho người già, chuyển vận ruột chậm.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Naphacogyl
- Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy
- Tác dụng toàn thân: Mề đay
- Tác dụng phụ ít gặp: Choáng váng, mất điều hòa dây thần kinh cảm giác và các chi, nước tiểu có màu sẫm.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Naphacogyl, không nên sử dụng đồng thời với thuốc tránh thai, thuốc kháng vitamin K, Disulfiram,…
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Naphacogyl
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.