Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Dung dịch tiêm truyền Manitol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Dung dịch tiêm truyền Manitol là sản phẩm gì? Dung dịch tiêm truyền Manitol có tác dụng gì? Dung dịch tiêm truyền Manitol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Dung dịch tiêm truyền Manitol là sản phẩm gì?
Dung dịch tiêm truyền Manitol là dung dịch tiêm có tác dụng làm tăng aps suất thẩm thấu ở dịch ngoại bào, trị các chứng tăng áp lực nội sọ, tăng nhãn áp, phù, thiểu niệu,…
Dung dịch tiêm truyền Manitol được sản xuất bởi CÔNG TY CP FRESENIUS KABI BIDIPHAR, dưới dạng dung dịch tiêm truyền chứa trong chai 250 ml hoặc chai 500 ml
Dung dịch tiêm truyền Manitol có thành phần chính là D-manitol hàm lượng 20 g trong 100 ml nước cất pha tiêm và nước cất pha tiêm vừa đủ 1 chai.
Dung dịch tiêm truyền Manitol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Dung dịch tiêm truyền Manitol hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được sản phẩm với chất lượng và giá cả hợp lí.
Dung dịch tiêm truyền Manitol đang được cập nhật giá tại nhà thuốc Ngọc Anh.
Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Bigemax 1g do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR) sản xuất.
Thuốc Vimotram do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP. VCP Pharmaceutical Joint – Stock Company sản xuất.
Tác dụng của dung dịch tiêm truyền Manitol
Dung dịch tiêm truyền Manitol có hoạt chất chính là Manitol, đây là đồng phân của Sorbitol. Manitol là chất có khả năng hòa tan trong nước rất tốt để tạo thành dạng dung dịch,dung dịch này có áp lực thẩm thấu tương đối lớn, có khả năng hút nước mạnh từ các dung dịch nhược trương nếu 2 dung dịch tiếp xúc qua màng có khả năng thấm tốt, áp lực thẩm thấu do Manitol tạo ra có thể ngang bằng với muối NaCl tạo ra. ứng dụng tính chất này, manitol được dùng để pha thành dãng dung dịch tiêm truyền, sau khi được tiêm truyền vào máu, dung dịch này cung cấp 1 lượng Manitol đủ lớn để gây tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, từ đó nước từ các khoang dịch ngoại bào, dịch kẽ sẽ được đi vào máu, sau đó lọc qua màng lọc cầu thận, manitol sẽ nằm trong lòng ống thận, tăng áp lực thẩm thấu tại đây, làm cho nước không được tái hấp thu ở ống thận, nên làm tăng thể tích của nước tiểu.
Như vậy dung dịch tiêm truyền Manitol có tác dụng làm giảm thế tích dịch ngoại bào, thuộc nhóm thuốc lợi niệu thẩm thấu
Công dụng – Chỉ định
Với công dụng làm giảm thể tích dịch ngoại bào do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch và lòng ống thận, dung dịch được chỉ định chủ yếu trong các trường hợp có tăng áp lực nội sọ, tăng nhãn áp, phù nặng, và thiểu niệu do suy thận hoặc do bất cứ nguyên nhân nào khác, test chức năng thận, hỗ trợ điều trị trong các trường hợp ngộ độc cấp, …
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: dung dịch tiêm truyền Manitol được chỉ định dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch, tuy nhiên cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng: thay đổi tùy thuộc đối tượng dùng thuốc và mục đích dùng thuốc
Điều trị tăng áp lực nội so
Dùng liều 1g – 2g/ kg, truyền tĩnh mạch nhanh trong vòng 30 – 60 phút
Liều dùng khi dự phòng suy thận cấp tính
Thực hiện test chức năng thận . Sau đó truyền tĩnh mạch từ 50mg đến 100mg để đạt được lượng nước tiểu bài xuất từ 30 – 50ml/ giờ
Liều dùng nhằm làm giảm nhãn áp
Dùng liều 1.5g – 2g/ kg, truyền tĩnh mạch trong 30 – 60 phút
Trẻ em: liều dùng theo sự chỉ định của bác sĩ
Tác dụng phụ của dung dịch tiêm truyền Manitol
Dung dịch tiêm truyền Manitol không gây độc cho cơ thể, tuy nhiên đường dùng là đường tiêm truyền tĩnh mạch có thể có nguy cơ gây ra nhiều sự cố – đây chính là các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong suốt quá trình tiêm truyền, đó là: quá tải tuần hoàn nếu truyền nhanh với một lượng lớn, với các biểu hiện như rét run, buồn nôn,nôn, nhức đầu, sốt, chóng mặt, mờ mắt, mất cân bằng kiềm toan, mất cân bằng điện giải và nước, nhịp tim nhanh, đôi khi xuất hiện phản vệ tuy nhiên hiếm gặp, ngoài ra nếu mũi kim tiêm truyền không đảm bảo vô khuẩn có nguy cơ gây ra nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm.
Trong quá trinhg truyền dịch, nếu gặp bất kì biểu hiện nào trên đây hoặc cảm thấy khó chịu cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Chống chỉ định
Đối với bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của dung dịch và dung môi pha tiêm, truyền
Đối với các bệnh nhân có suy tim sung huyết, tăng huyết áp nặng
Đối với các bệnh nhân suy thận nặng
Đối với các bệnh nhân có phù phổi cấp
Đối với các bệnh nhân có thành mạch kém bền, dễ vỡ mạch gây ra xuất huyết
Chú ý và thận trọng khi sử dụng dung dịch tiêm truyền Manitol
Chú ý: tiêm truyền cần phải có sự thực hiện bởi người có chuyên môn, tuân thủ liều lượng và thời gian dùng
Thận trọng:
Không tiêm bắp vì gây hoại tử cơ
Đối với những người đang có mất nước, điện giải, tiêu chảy cấp hay mạn
Đối với những bệnh nhân có đái tháo nhạt
Đối với những bệnh nhân có suy tim sung huyết, cường vỏ thượng thận, suy thận
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Không dùng chung với các thuốc lợi tiểu
Không dùng chung với các kháng sinh phân bố chủ yếu trong dịch ngoại bào như kháng sinh Aminosid
Không dùng chung với Lithium do có khả năng xảy ra tương tác
Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ
Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.
Cách xử trí quá liều, quên liều dung dịch tiêm truyền Manitol
Quá liều: quá liều ít xảy ra, có thể do xây dựng liều lượng và thời gian truyền không phù hợp với cơ thể người bệnh, quá liều có thể gây ra tình trạng quá tải tuần hoàn, suy tim cấp,… Khi xảy ra quá liều cấp cứu bằng cách ngưng ngay tiêm truyền, dùng thuốc lợi tiểu tác dụng nhanh và ngắn, và các biện pháp điều trị và hỗ trợ chức năng sống
Quên liều: tiêm truyền sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó tiêm truyền liều kế tiếp như bình thường, không tiêm truyền thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.
Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.