Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Co – Padein tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Co – Padein là thuốc gì? Thuốc Co – Padein có tác dụng gì? Thuốc Co – Padein giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Co – Padein là thuốc gì?
Thuốc Co-Padein là một loại thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp, với tác dụng chính là hạ sốt giảm đau.
Thuốc Co – Padein được sản xuất dưới dạng viên nén dài.
Mỗi viên nén dài chứa:
Paracetamol hàm lượng 500mg.
Codein phosphat hàm lượng 10mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: bột talc, màu vàng tartrazin, povidon, magnesi stearat, tinh bột mì, pregelatinized starch.
Thuốc Co – Padein giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Co – Padein hiện được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar, có xuất xứ tại Việt Nam.
Mỗi hộp thuốc Co – Padein sẽ chứa 10 vỉ thuốc, mỗi vỉ có 10 viên, được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với giá 66.700 đồng/hộp.
Các bạn có thể tìm mua thuốc Co – Padein tại nhiều nhà thuốc, quầy thuốc nhưng giá bán có thể chênh lệch khác nhau tùy vào cơ sở bán.
Nên chọn mua thuốc tại các cơ sở uy tín và đảm bảo chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Effer – Paralmax Codein do Boston Pharmaceutical Inc. USA sản xuất.
Thuốc Di – Ansel do Công ty dược phẩm Roussel Uclaf (Pháp) sản xuất.
Tác dụng của thuốc Co – Padein
Thành phần chính của thuốc là Paracetamol và Codein phosphat.
Paracetamol là một chất giảm đau hạ sốt có hoạt tính của phenacetin. Ở người bình thường, Paracetamol không có tác dụng hạ sốt. Paracetamol tuy có tác dụng tương đối giống như aspirin nhưng lại không có khả năng trị viêm. Cơ chế tác dụng của paracetamol là tác động đến cyclooxygenase của hệ thần kinh trung ương gây ức chế trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi.
Codein là một chất không những có khả năng giảm đau, giảm ho mà còn có thể điều trị tiêu chảy. Bản chất của codein chính là methyl morphin, là một dẫn xuất của thuốc phiện. Khi phối hợp chung với paracetamol, codein sẽ làm tăng tác dụng giảm đau của paracetamol lên một cách đáng kể. Do vậy, Codein thường được dùng để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến vừa.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Co – Padein được bác sĩ chỉ định dùng để hỗ trợ giảm đau cho các bệnh nhân mắc chứng đau nhức trong các trường hợp không có đáp ứng với thuốc giảm đau ngoại vi đơn độc như đau đầu, nhức răng, đau do viêm khớp, đau nhức hệ cơ xương, đau sau phẫu thuật, đau do chấn thương, đau bụng kinh.
Ngoài ra, thuốc Co – Padein còn được dùng để hạ sốt, giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì liên tục do cảm sốt gây ra.
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc Co – Padein được điều chế dưới dạng viên nén dài và được dùng theo đường tiêu hóa.
Cách dùng: nuốt trọn viên thuốc với một ly nước lọc hay nước đun sôi để nguội.
Liều dùng:
Liều thông thường dành cho người lớn và trẻ trên 14 tuổi: Mỗi ngày uống từ 3-4 lần, mỗi lần sử dụng từ 1-2 viên. Hai liều gần nhau cách nhau ít nhất khoảng 4 giờ.
Tuyệt đối không được vượt quá 8 viên trong một ngày.
Đặc biệt với bệnh nhân suy thận: Khoảng cách giữa 2 liều ít nhất là 8 giờ.
Còn với trẻ dưới 14 tuổi: không được dùng thuốc Co – Padein.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Co – Padein cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược.
Bệnh nhân suy hô hấp, suy gan, bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase không được chỉ định dùng thuốc.
Đặc biệt, không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 14 tuổi hay vừa thực hiện thủ thuật nạo V.A hoặc cắt amidan.
Tác dụng phụ của thuốc Co – Padein
Cũng giống như nhiều loại thuốc khác, thuốc Co – Padein cũng gây ra các tác dụng phụ ít nhiều khiến người bệnh khó chịu như rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng), loạn tạo máu (thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, đôi khi giảm tiểu cầu), ức chế hô hấp (co thắt phế quản, khó thở), ảnh hưởng đến hệ thần kinh (chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ), hiếm khi gây kích ứng da, ngứa da, mề đay, ban đỏ.
Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng không mong muốn nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được hướng giải quyết phù hợp.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Co – Padein
Để tránh xảy ra các sự cố bất lợi trong quá trình điều trị, hãy báo với bác sĩ về các chứng bệnh bạn đã từng mắc trước đây cũng như tình hình sức khỏe hiện tại.
Đối với bệnh nhân có mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như co thắt phế quản, thở khò khè, khó thở, khí phế thũng, hen), phải rất cẩn trọng khi sử dụng thuốc Co – Padein và nên tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên.
Nên tránh các tác nhân gây kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì các tác nhân này tác động đến sinh khả dụng của thuốc Co – Padein.
Hạn chế sử dụng Co – Padein khi bạn đang lái xe hay vận hành máy móc vì thuốc này có thể gây buồn ngủ, chóng mặt cho người sử dụng.
Đối với phụ nữ mang thai hay cho con bú: khuyến cáo không nên dùng.
Các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kì loại thuốc nào vì tất cả các thuốc đều có thể xảy ra trường hợp không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Ở các bệnh nhân dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt, nếu dùng thêm thuốc Co – Padein có thể dẫn đến hạ nhiệt nghiêm trọng, cần chú ý đề phòng.
Các thuốc có tác dụng chống co giật như barbiturat, carbamazepin, phenytoin hay các thuốc chứa paracetamol khác sẽ làm tăng nguy cơ độc tính trên gan và có thể dẫn đến tổn thương gan một cách nghiêm trọng.
Dùng Paracetamol với các thuốc kháng đông của dẫn chất indandion hay coumarin thì có thể làm tăng tác dụng chống đông của nhóm chất này.
Đặc biệt, quinidin hay các dẫn xuất của chất này có thể làm ức chế thậm chí mất tác dụng của codein, vì vậy cần tránh dùng chung các thuốc có chứa hai thành phần này với nhau.
Do codein ức chế men cytochrom P450 nên sẽ làm giảm chuyển hóa cyclosporin nếu dùng đồng thời cyclosporin với thuốc chứa codein.
Cách xử lí quá liều, quên liều thuốc Co – Padein
Quá liều: Nhiễm độc Paracetamol liều cao có thể gây hoại tử tế bào gan. Dùng Codein kéo dài và vượt quá khuyến cáo có thể gây nghiện thuốc, với biểu hiện là co giật cơ, run, chảy nước mũi, toát mồ hôi, nặng có thể gây ra suy hô hấp, hôn mê, đôi khi gây hạ huyết áp và mạch chậm. Dù xảy ra bất cứ trường hợp quá liều nào cũng gây ra những tác hại không mong muốn và càng nguy hại hơn nếu không biết cách xử trí kịp thời. Vì vậy hãy nhập viện sớm nhất có thể để được can thiệp phù hợp.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy cố gắng bù liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian bù liều gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc theo như lịch trình ban đầu. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều so với quy định để bù liều đã quên.