Thuốc Choncylox
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Choncylox tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Choncylox là thuốc gì? Thuốc Choncylox có tác dụng gì? Thuốc Choncylox giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết :
Thuốc Choncylox là thuốc gì?
Là 1 loại kháng sinh bán theo đơn đóng gói hộp 1 vỉ x 10 viên nén bao phim.
Mỗi viên nén bao phim Choncylox chứa thành phần :
- Dược chất chính: Levofloxacin hemihydrat tương đương levofloxacin 0.5 g
- Tá dược: Cellulose vi tinh thể, silica keo khan, tinh bột ngô, natri croscarmellose, hồ tinh bột, magnesi stearat, povidon K-30, hương cam ogadry 85G53651.
Thuốc Choncylox giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc được đóng gói hộp 1 vỉ x 10 viên nén bao phim bán rỗng rãi trên toàn quốc.
Đây là 1 loại thuốc phải kê đơn, bệnh nhân muốn mua thuốc cần được bác sĩ chỉ định loại thuốc này trong đơn.
Để mua được Choncylox tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng cần tìm đến cơ sở uy tín chất lượng.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.Với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý là 30,000VNĐ.
Sản phẩm thuốc tương tự:
Levofloxacin/co oper solution for infusion 500mg/100ml của nhà sản xuất: Cooper S.A. Pharmaceuticals
Tác dụng của thuốc Choncylox
Levofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon có phổ khá rộng. Với đặc tính giống như các kháng sinh cùng nhóm, levofloxacin có vai trò tiêu diệt vi khuẩn khuẩn thông qua cơ chế ức chế những enzym thiết yếu của vi khuẩn có trong các quá trình sao chép, phiên mã, và sửa chữa ADN của vi khuẩn, có thể kể đến các enzym topoisomerase II (ADNgyrase) và topoisomerase IV.
Kháng sinh này có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Phổ tác dụng: vi khuẩn nhạy cảm lớn vitro và nhiễm khuẩn trong lâm sàng, vi khuẩn khi Gram âm: Everobacteria Z, Legionalĩa pharmophila, E. Coli, H Trainaneua, E Engle Ea, các loài Kesiella , Moraxellacatarralis, Profes Tablis, phế cầu.
Công dụng – Chỉ định
Nhiễm khuẩn gây ra do các chủng vi khuẩn nhạy với levofloxacin như:
Viêm xoang cấp đợt cấp.
Viêm phế quản mạn.
Viêm phổi cộng đồng.
Viêm tuyến tiền liệt.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu đã có biến chứng hoặc chưa.
Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da đã có biến chứng hoặc chưa.
Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.
Cách dùng – Liều dùng
Điều trị cho trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 1 viên 1 ngày, ngày 1 lần liên tục 7 ngày.
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng 1 viên: 1-2 lần/ ngày liên tục 7-14 ngày
Viêm xoang hàm trên cấp tính: 1 viên 1 ngày, 1 lần liên tục 10-14 ngày .
Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da:
- Có biến chứng: 1,5 viên 1 ngày, 1 lần/ ngày liên tục 7-14 ngày
- Không biến chứng: 1 viên, 1 lần/ngày liên tục 7-10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
- Có biến chứng ½ viên, 1 lần/ngày liên tục trong 10 ngày.
- Không biến chứng: ½ viên, 1 lần/ngày liên tục trong 3 ngày.
Viêm thận-bể thận cấp: ½ viên, 1 lần/ngày liên tục trong 10 ngày.
Uống luôn viên sẵn cùng nước không cần pha chế.
Không dùng khi bị biến chất hết hạn. Không cố uống khi phát hiện bất thường
Chống chỉ định
Người đã từng dị ứng quá mẫn với levofloxacin và các quinolon khác hay với một trong các thành phần nào của thuốc.
Động kinh, tiền sử bệnh ở gần cơ do 1 fluoroquinolon, thiếu hụt G6PD.
Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc
Thường gặp ( tỉ lệ ADR>1/100)
- Tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn.
- Trên gan: tăng enzym gan.
- Trên thần kinh: đau đầu, mất ngủ.
Ít gặp ( tỉ lệ 1/1000<ADR<1/100)
- Thần kinh: giảm thị lực, phản ứng thái quá, stress, lo âu.
- Tiêu hóa: đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, nôn.
- Trên gan: tăng nồng độ bilirubin huyết.
- Tiết niệu, sinh dục: viên âm đạo, nhiễm nấm candida sinh dục.
- Trên da: mẩn ngứa, phát ban.
Hiếm gặp ( tỉ lệ ADR<1/1000) :
- Tim mạch: nhịp tim thất thường, huyết áp biến đổi.
- Tiêu hóa: viêm đại tràng màng giả, viêm dạ dày, khô miệng.
- Cơ xương khớp: đau khớp, đau cơ, yếu cơ, viêm tủy xương, gót chân Achille.
- Thần kinh: động kinh, trầm cảm, giấc mơ bất an, tâm thần không ổn định.
Khác: Dị ứng phủ Quinck, hội chứng Stevens-Johnson, choáng phản vệ, và Lyelle.
Hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ nếu cần thêm thông tin về thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc: có thể gây rủi ro trong các tình huống như lái xe hoặc vận hành máy móc do tác dụng không mong muốn như hoa mắt/chóng mặt, rối loạn thị giác, uể oải, làm giảm khả năng tập trung và phản ứng của người bệnh chậm.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Không được dùng dùng thuốc này ở phụ nữ có thai và cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Các thuốc kháng acid, multi-vitamin sucralfat, ion kim loại khi dùng cùng gây làm giảm hấp thu levofloxacin, cần uống các thuốc này cách xa levofloxacin it nhất 2 giờ.
Theophylin: do AUC theophylin và nồng độ trong huyết tương thường bị tăng khi sử dụng cùng với các quinolon khác, vẫn cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và thay đổi liều phù hợp nếu cần.
Warfarin: cần giám sát các chỉ số về đông máu khi dùng đồng thời 2 thuốc này do dùng cùng làm tăng tác dụng của wafarin.
Cyclosan, digoxim: không cần hiệu chỉnh liều các thuốc này khi dùng cùng với levofloxacin do tương tác không có ý nghĩa trên lâm sàng.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc
Sử dụng biện pháp như gây nôn, rửa dạ dày, than hoạt tính hấp phụ,… để đưa thuốc ra khỏi cơ thể nếu chỉ mới vừa sử dụng hoặc thẩm tách máu nên thuốc đã vào tuần hoàn.
Quên liều: Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ dược sĩ. Khi quên 1 liều thì uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên, tuyệt đối không uống chồng liều lên liều đã quên.