Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Biferon tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Biferon là gì? Biferon có tác dụng gì? Biferon giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Biferon là gì?
Biferon là 1 loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Biferon là một sản phẩm của Công ty TNHH Budaphar Việt Nam, được bào chế dưới dạng viên nang mềm.
Trong 1 viên nang Biferon chứa các thành phần:
- Hoạt chất Sắt fumarat chứa hàm lượng 162mg.
- Hoạt chất Acid folic chứa hàm lượng 0.75mg.
- Hoạt chất Vitamin B12 chứa hàm lượng 7.5mcg.
- Kết hợp với các tá dược vừa đủ cho 1 viên.
Thực phẩm chức năng Biferon giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp Biferon có loại 3 vỉ hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang, hay dạng chai 60, 100 viên được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc.
Giá thuốc đang được cập nhật tại nhà thuốc Ngọc Anh.
Hiện nay, sản phẩm đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Cần liên hệ những nhà thuốc uy tín để mua được sản phẩm thực phẩm chức năng Biferon tốt nhất, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Fogyma do CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC PHẨM CPC1 HÀ NỘI sản xuất.
Thuốc Saferon do lcnmark Pharmaucals Ltd sản xuất.
T-A Plus do Công ty TNHH VIDI-PHAR sản xuất.
Tác dụng của Biferon
Với sự kết hợp 3 thành phần là Sắt fumarat, Acid folic, Vitamin B12, viên nang Biferon mang đầy đủ tác dụng của cả 3 hoạt chất:
- Hemoglobin, myoglobin và men hô hấp cytochrom C đều được cấu tạo từ sắt. Có thể dễ dàng tìm thấy sắt từ thực phẩm, đặc biệt có hàm lượng cao trong thịt. Ở cơ thể người, tùy vào tuổi, cân nặng quy định lượng sắt cần thiết. Cơ thể hấp thu sắt ở tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. Ở phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hay mang thai, nhu cầu này tăng lên cao hơn khoảng 27mg/ngày. Ở phụ nữ thai, vì nhu cầu tạo máu cao để nuôi cả cơ thể mẹ và bé nên thường kết hợp sắt và acid folic hơn là chỉ dùng mỗi sắt.
- Trong quá trình tạo máu, Acid folic sẽ được khử thành tetrahydrofolat – một coenzym tổng hợp các nucleotid có nhân purin hay pyrimidin. Từ đó, tác động lên quá trình tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu. Các nghiên cứu cho thấy thiếu acid folic gây ra thiếu máu, tương tựnhư thiếu máu do thiếu vitamin B12. Ngoài ra, Acid folic cùng với vitamin B9 còn có vai trò chuyển serin thành glycin; tạo ADN-thymin bằng cách chuyển deoxyuridylat thành thymidylat. Ngoài ra, trong một số biến đổi acid amin và trong quá trình cấu tạo, sử dụng fomat, cũng có sự tham gia của Acid folic.
Công dụng – Chỉ định
Bệnh nhân được chỉ định sử dụng Biferon cụ thể trong các trường hợp như:
- Bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc trẻ em, thanh thiếu niên đang trong độ tuổi lớn, bị thiếu máu do thiếu sắt
- Bệnh nhân bị xuất huyết bên trong cơ thể, ví dụ như xuất huyết ống tiêu hóa hay thậm chí là ung thư ruột kết và chảy máu do loét dạ dày – tá tràng, hoặc những bệnh nhân đang điều trị thẩm tách máu hay phẫu thuật dạ dày.
- Đối tượng là phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, đang trong độ tuổi sinh đẻ dễ bị mất máu, đang mang thai hay trẻ đang trong độ tuổi muốn dự phòng sắt, để cơ thể có thể phát triển đầy đủ.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng cho mục đích khác.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Người bệnh nên uống Biferon cùng với một cốc nước lọc đầy (ít nhất 50ml nước). Bệnh nhân không được phép nhai viên nang, nghiền viên nang trước khi sử dụng.
Liều dùng
Tùy vào thể trạng, tình trạng đáp ứng với sản phẩm, tuổi tác, cân nặng của bệnh nhân mà liều có thể thay đổi giữa các đối tượng.
Liều được khuyến cáo được sử dụng là mỗi ngày sử dụng 2 viên, chia làm 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng ở bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm (Acid folic, Sắt fumarat, vitamin B12).
Vì vậy, việc dùng Biferon ở đối tượng trên cần được xem xét và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.
Tác dụng phụ của Biferon
Các triệu chứng không mong muốn thường gặp khi sử dụng Biferon là táo bón, phân đen.
Ở những người sử dụng Biferon với liều cao hoặc người nhạy cảm với thuốc sử dụng với liều trung bình, có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau thượng vị, đỏ mặt và chân tay.
Nếu có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào bất thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng Biferon
Chú ý rằng Biferon là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc nên người bệnh không được sử dụng sản phẩm này thay thế thuốc trong điều trị bệnh.
Thận trọng khi sử dụng Biferon cùng với trà có chứa tatin.
Thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân thiếu máu ác tính, chỉ khi bệnh này được xử lý, mới sử dụng Biferon cho bệnh nhân.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Kết hợp Biferon với vitamin C làm tăng hấp thu sắt vào cơ thể.
Kết hợp Biferon với tetracyclin, thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2 (cimetidin), hoặc ức chế bơm proton sẽ làm cơ thể kém hấp thu sắt.
Kết hợp Biferon với fluoroquinolon, levodopa, methyldopa, và peniciliamin sẽ tạo thành phức hợp sắt-quinolon. Từ đó, làm hiệu quả hấp thu sắt bị giảm đi.
Kết hợp Biferon với thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2 (cimetidin), hoặc ức chế bơm proton sẽ làm cơ thể kém hấp thu sắt.
Kết hợp Biferon với chloramphenicol làm giảm hiệu quả của thuốc.
Nếu bệnh nhân thấy biểu hiện lâm sàng gì bất thường trong quá trình kết hợp các sản phẩm thì cần phải đến cơ sở y tế gần nhất.
Cách xử trí quá liều và quên liều Biferon
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có tài liệu hay con số thống kê cụ thể nào về việc bệnh nhân sử dụng quá liều Biferon.
Với đối tượng bà bầu, bác sĩ khuyến cáo trong suốt thời kỳ mang thai cần cung cấp mỗi ngày 27mg sắt, có thể dưới nhiều dạng khác nhau. Nhưng tuyệt đối không được quá 45mg sắt/ngày vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong trường hợp khẩn cấp, phải gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến bệnh viện địa phương gần nhất. Dừng ngay các thuốc đang sử dụng (đặc biệt là Biferon) và xem xét bệnh nhân đã kết hợp với những thuốc gì.
Làm gì khi quên 1 liều?
Cần bổ sung ngay khi nhớ ra.
Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn so với chỉ định thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng sản phẩm đúng theo lịch trình. Không được phép dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.