Hiển thị tất cả 2 kết quả

Pectin

Nhathuocngocanh.com – Pectin hiện nay được xem là một chất rất được quan tâm trong ngành công nghiệp thực phẩm và ngành chăm sóc sức khỏe. Vậy cụ thể pectin là gì mà nó lại “hot” đến vậy. Hãy cùng Nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này.

Pectin là gì?
Pectin là gì?

1. Pectin là gì?

Tên gọi của Pectin bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ với ý nghĩa là “đông tụ”. Pectin còn có cái tên khác quen thuộc hơn là một polysaccharide bao gồm một chuỗi các loại đường khó tiêu khác nhau. Ngoài ra nó còn biết đến là một chất ổn định 440.

Pectin có thể chất dạng bột trắng, có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy rất nhiều trong các loại hoa quả trái cây và rau củ, nhất là các loại quả họ cam quýt. Điểm đặc biệt của chất xơ này là nó có khả năng nở ra và chuyển sang dạng gel khi có mặt của nhiệt độ và xúc tác của chất lỏng. Chính vì điểm này mà nó rất hay được tận dụng như một chất làm đông đặc thạch, mứt.

Pectin có 2 loại là dạng hòa tan và dạng không hòa tan hay còn gọi là protopectin ở bên trong các loài thực vật.

2. Lợi ích đối với sức khỏe của pectin

2.1. Cải thiện hàm lượng đường và mỡ trong máu

Những nghiên cứu về Pectin trên chuột đã thu lại được rất nhiều kết quả khả quan về khả năng kiểm soát lượng đường máu cũng như tín hiệu phục hồi tích cực của các hormon cải thiện đường máu, đem đến tín hiệu đáng mừng cho những bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp II mặc dù chưa quan sát thấy tác dụng tương tự khi nghiên cứu trên cơ thể người.

Pectin có khi liên kết với Cholesterol sẽ giúp ngăn chặn sự hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa nên làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Tuy rằng các nghiên cứu về kiểm soát đường huyết trên người chưa thu được nhiều kết quả đáng kể nhưng khi nghiên cứu về khả năng làm giảm Cholesterol trong máu thì lại thu được nhiều tín hiệu khả quan hơn. Cụ thể với những người khi được dùng 15g Pectin mỗi ngày thấy nồng độ Cholesterol trong cơ thể giảm tới 7% so với những người không dùng.

2.2. Cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa

Pectin được biết đến là một chất xơ có khả năng hòa tan trong nước, tạo thành gel giúp phân được mềm cũng như giúp các chất được vận chuyển suôn sẻ khi đi qua đường tiêu hóa nên rất có lợi cho những người có đường tiêu hóa kém, hay bị khó tiêu, táo bón.

Bên cạnh đó, Pectin còn được coi là một prebiotic bảo vệ đường tiêu hóa, giúp cho các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa được phát triển khỏe mạnh, cải thiện hàng rào bảo vệ của hệ tiêu hóa.

Lợi ích đối với sức khỏe của pectin
Lợi ích đối với sức khỏe của Pectin

Để chứng minh hiệu quả của Pectin trên tiêu hóa, một nghiên cứu về hiệu quả của Pectin đã được tiến hành trên 80 người bị táo bón được thực hiện trong 4 tuần. Trong khoảng thời gian này, những người tham gia nghiên cứu sẽ được dùng 24g Pectin mỗi này thì sau thời gian nghiên cứu thấy chứng táo bón của họ giảm đi đáng kể và khi kiểm tra thì số lượng vi khuẩn có lợi cũng tăng lên nhiều hơn so với trước khi nghiên cứu.

2.3. Hỗ trợ quá trình giảm cân

Khi Pectin kết hợp với cholesterol trong đường ruột sẽ tạo thành một hàng rào bảo vệ ngăn chặn sự hấp thu chất béo nên sẽ giúp cơ thể hạn chế việc dung nạp nhiều chất béo, dầu mỡ vào cơ thể. Bên cạnh đó, do Pectin tan được trong nước tạo thành chất dẻo như gel nên sẽ giúp hạn chế quá trình hấp thu chất béo vào cơ thể, khiến cho đường ruột hấp thu các chất xơ, chất dinh dưỡng từ thực vật thay vì các chất béo.

Thông qua nghiên cứu của trường đại học Wageningen – Hà Lan vào năm 2014 trên những người thực nghiệm cũng cho thấy họ giảm đi sự thèm ăn nhưng năng lượng vẫn đủ, thậm chí còn tăng và phản ứng insulin giảm sau thời gian sử dụng pectin.

3. Nhược điểm của Pectin

Dù Pectin mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng tất nhiên trên thực tế không có chất nào hoàn toàn tốt cho cơ thể và Pectin cũng không phải là ngoại lệ. Một số tác dụng phụ có thẻ gặp phải như:

Nếu quá lạm dụng hay với những người không hợp với Pectin thì khi sử dụng có thể bị đầy hơi, khó tiêu, ra khí, ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.

Khi Pectin vô tình kết hợp với những chất, thực phẩm tương kỵ với nó thì cũng gây ra những tác dụng phụ từ nặng đến nhẹ khó có thể kiểm soát được.

4. Một số tương tác của pectin với các chất khác

  • Pectin có thể làm giảm tác dụng điều trị của kháng sinh Tetracyclin khi dùng đồng thời do nó làm cản trở hấp thu thuốc vào cơ thể. Chính vì thế, nếu bạn đang điều trị bằng Tetracyclin thì lưu ý hơn khi ăn các loại hoa quả chứa nhiều pectin như bưởi, cam, chanh,… và nên dùng pectin trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ rồi mới nên dùng Tetracyclin.
  • Giảm hấp thu Digoxin khi dùng đồng thời. Do đó, những bệnh nhân tim mạch đang điều trị bằng digoxin hay bất kể một loại thuốc nào thì nên uống trước 2 giờ hay sau 4 giờ sau khi đã dùng pectin để hạn chế bất kỳ tương tác nào với thuốc có thể xảy ra.
  • Pectin làm giảm hiệu quả giảm nồng độ cholesterol trong máu của Lovastatin nên cũng nên dùng cách thuốc khi dùng với Pectin tương tự như các thuốc trên.
Nhược điểm của pectin
Nhược điểm của Pectin

5. Cách bổ sung Pectin vào cơ thể an toàn, hiệu quả

Trong hầu hết các loại trái cây đều có chứa 5-10% pectin, hàm lượng này lại càng nhiều trong một số loại trái cây như cam, bưởi, mơ, quýt, táo, đào,… và các loại rau củ như cà rốt, cà chua, khoai tây,…

Chính vì thế việc bổ sung các loại trái cây, rau củ này hàng ngày thôi cũng đã giúp cho cơ thể phần nào thu được những lợi ích tuyệt vời từ pectin rồi. Ăn càng nhiều các loại rau củ, trái cây chính là cách bổ sung năng lượng cho cơ thể vô cùng an toàn và tuyệt vời.

Trong các loại mứt, thạch thường chứa lượng lớn pectin nên nhiều bạn hay lầm tưởng rằng các loại thực phẩm này cũng tốt cho sức khỏe nên mua rất nhiều về ăn. Nhưng trên thực tế đây là một cách làm hoàn toàn sai lầm vì pectin trong trái cây, rau củ đa phần chứa một lượng đường rất nhỏ còn trong mứt và thạch thì lại chứa lượng đường hóa học và calo rất lớn nên sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu như ăn quá nhiều.

Nếu chế độ ăn của bạn chưa cung cấp đủ lượng pectin cho cơ thể thì bạn có thể bổ sung thêm pectin qua đường uống dưới dạng viên nang theo chỉ định của bác sĩ và dược sĩ.

Bạn có thể được kê bổ sung pectin trong các trường hợp sau:

  • Táo bón, rối loạn lipid máu, các vấn đề về tim mạch với liều 50ml uống sau bữa ăn 1 giờ.
  • Ngừa béo phì và tiểu đường với liều 50ml uống trước ăn 5-10 phút.
  • Ngừa chảy máu răng, chảy máu cam, rong kinh,… với liều mỗi lần là 20ml, dùng cách 20 phút ở giờ đầu tiên.

Xem thêm: Calcium Stearate là gì? Công thức và ứng dụng trong sản xuất dược phẩm

6. Các quy trình chiết xuất Pectin đơn giản tại nhà

6.1. Chiết xuất từ táo

  • Sơ chế: Lấy 1 quả táo xanh rửa sạch, cắt thành miếng.
  • Bỏ táo vào bát, thêm vào bát 4 chén nước và 1 thìa nước cốt chanh.
  • Đem hỗn hợp đi đun đến khi thể tích giảm còn một nửa.
  • Lọc qua một miếng vải sạch rồi lại tiếp tục đun thêm 20 phút.
  • Đổ nước ép thu được vào lọ kín, bảo quản trong tủ lạnh, khi nào cần thì lấy ra dùng.
Chiết xuất pectin từ táo
Chiết xuất pectin từ táo

6.2. Chiết xuất từ bưởi

Trong quả bưởi, pectin tập trung chủ yếu ở vỏ hạt và ở cùi bưởi chín. Quy trình chiết pectin dùng trong ngày từ hạt bưởi được tiến hành như sau:

  • Lấy hạt bưởi đã loại hết hạt lép đem phơi hoặc sấy khô đên khi phần vỏ hạt đã khô kiệt thì bỏ vào túi PE khô để bảo quản và dùng dần.
  • Lấy khoảng 20 hạt bưởi khô cho vào cốc rồi rót nước sôi vào cho đến khi nước ngập hết hạt thì lấy một cái dĩa đánh, khuấy liên tục khoảng 5 phút rồi gạn hết phần nước nhầy vào một cốc khác. Tiếp tục đổ nước sôi và làm như vậy đến khi nước hết dịch nhầy thì dừng lại là có thể đem nước trực tiếp sử dụng rồi.
  • Nếu mà dùng không hết thì có thể bỏ vào tủ lạnh thì có thể để được trong 2 ngày.

Qua bài viết trên thì chắc hẳn bạn đọc đã có cái nhìn thấu đáo hơn về pectin cũng như vai trò quan trọng của nó đối với sức khỏe rồi đúng không?

Xem thêm: Acid boric là chất gì? Có độc không? Tính chất & ứng dụng

Nguồn tham khảo: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B012227055X009019

Thuốc tăng cường miễn dịch

Iku Mune Syrup 100mL

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 295.000 đ
Dạng bào chế: Siro Đóng gói: Họp 1 lọ 100ml

Thương hiệu: Công ty TNHH Khỏe Việt Nam

Xuất xứ: Nhật Bản

Nhuận tràng, thuốc xổ

Novolax

Được xếp hạng 4.00 5 sao
(1 đánh giá) 130.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch uốngĐóng gói: Hộp 4 vỉ 5 ống 10ml