Hiển thị tất cả 11 kết quả

Lansoprazol

Biên soạn và Hiệu đính

Dược sĩ Phan Hữu Xuân Hạo – Khoa Dược, Trường Y Dược – Đại học Duy Tân

Danh pháp

Tên chung quốc tế

Lansoprazol

Tên danh pháp theo IUPAC

2 – [[3-methyl-4- (2,2,2-trifloethoxy) pyridin-2-yl] metylsulfinyl] -1 H -benzimidazol

Nhóm thuốc

Thuốc ức chế quá trình tiết acid dịch vị, thuốc ức chế hoạt động bơm proton.

Mã ATC

A02BC03.

A Thuốc tác động lên đường tiêu hóa

A02 Thuốc dùng trong điều trị kháng acid, loét dạ dày – tá tràng

A02B Thuốc dùng trong điều trị các trường hợp loét dạ dày – tá tràng

A02BC Thuốc có tác dụng làm ức chế hoạt động bơm proton

A02BC03 Lansoprazole.

Mã UNII

0K5C5T2QPG

Mã CAS

103577-45-3

Cấu trúc phân tử

Công thức phân tử

C16H14F3N3O2S

Phân tử lượng

369.4 g/mol

Cấu trúc phân tử

Cấu trúc phân tử của lansoprazol
Cấu trúc phân tử của lansoprazol

Các tính chất phân tử

Số liên kết hydro cho: 1

Số liên kết hydro nhận: 8

Số liên kết có thể xoay: 5

Diện tích bề mặt tôpô: 87,1 Ų

Số lượng nguyên tử nặng: 25

Phần trăm các nguyên tử: C 52.03%, H 3.82%, F 15.43%, N 11.38%, O 8.66%, S 8.68%

Các tính chất đặc trưng

Điểm nóng chảy (° C): 178-182 ° C

Độ hòa tan: 0,97 mg / L

Hằng số phân ly: pKa1 = 1,1; pKa2 = 6,9; pKa3 = 12

Chu kì bán hủy: 1-1,5 giờ

Khả năng liên kết với Protein huyết tương: khoảng 90 %

Cảm quan

Lansoprazol có dạng bột kết tinh màu trắng nâu, không mùi.

Lansoprazol tan được trong methanol và ít tan trong cloroform

Lansoprazol dạng bột kết tinh
Lansoprazol dạng bột kết tinh

Dạng bào chế

Lansoprazol được bào chế dưới dạng viên nang giải phóng chậm với hàm lượng: 15 mg, 30 mg.

Các dạng bào chế của lansoprazol
Các dạng bào chế của lansoprazol

Độ ổn định và điều kiện bảo quản của Lansoprazol

Bảo quản Lansoprazol ở nhiệt độ phòng ( 28-30oC).

Để ở nơi khô ráo thoát mát và để xa tầm tay với của trẻ em.

Nguồn gốc

Lansoprazol là 1 thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tăng tiết acid dạ dày. Lansoprazol thuộc nhóm ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors – PPIs) PPI đang là nhóm thuốc khác tiết acid được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa.

Năm 1984, Lansoprazol được chính thức cấp bằng sáng chế.

Năm 1991, Lansoprazol được chính thức lưu hành trên thị trường.

Năm 1995, Lansoprazol được chính thức phê duyệt sử dụng trong y khoa tại Hoa Kỳ.

Lansoprazol là một hỗn hợp racemic với 2 đồng phân quang học là Dexlansoprazol và Levolansoprazol. Trong đó Dexlansoprazol đã được nghiên cứu và phát triển, sau đó, nó được thương mại hóa trở thành một thuốc ức chế bơm proton riêng.

Dược lý và cơ chế hoạt động

Lansoprazol là một dẫn chất benzimidazol, chúng tham gia vào cơ chế làm giảm bài tiết acid dịch vị bằng cách tác động vào các mục tiêu là các H +, K + -ATPase – là enzyme xúc tác cho sự tiết acid ở các tế bào thành hay còn được gọi là bơm proton. Mức độ ức chế tiết acid dạ dày của Lansoprazol có liên quan đến liều dùng và thời gian điều trị.

Tuy nhiên, vì Lansoprazol có bản chất là một base yếu, nên chúng không ức chế trực tiếp hệ thống enzym H +, K + -ATPase được. Vì thế, Lansoprazol cần được hoạt hóa trong môi trường acid.

Từ máu, Lansoprazol đi vào tế bào thành. Nhờ tính chất base yếu của mình, Lansoprazol được tích tụ trong các ống nhỏ tiết acid của tế bào thành. Sâu đó, Lansoprazol được chuyển thành các chất chuyển hóa dạng sulfenamid có hoạt tính. Các chất chuyển hóa có hoạt tính này phản ứng với nhóm sulfhydryl của các bơm proton H+ /K+ ATPase, làm bơm bị mất hoạt tính.

Ngoài ra, do các chất chuyển hóa sulfenamid tạo thành được một liên kết cộng hóa trị không thuận nghịch với hệ bơm H+ /K+ ATPase, nên khả năng tiết acid bị ức chế cho tới khi hệ bơm mới được tổng hợp. Đó là lý do tại sao thời gian tác dụng của Lansoprazol được kéo dài tuy thời gian bán tồn tại trong huyết tương của thuốc ngắn.

Lansoprazol có tác dụng làm tăng nồng độ gastrin trong huyết tương.

Lansoprazol cũng có tác dụng làm giảm tiết pepsin và có khả năng làm tăng pepsinogen trong huyết thanh. Nhờ đó mà nó trở thành một lựa chọn điều trị các tình trạng tăng tiết như hội chứng Zollinger-Ellison.

Tuy nhiên, các tác dụng này vẫn không được không mạnh bằng tác dụng ức chế tiết acid.

Lansoprazol có thể được dùng bất kỳ lúc nào trong ngày ngay khi bệnh nhân cảm thấy đau. Nó có thể ức chế tiết acid cả ngày và đêm. Nhờ đó mà lansoprazol có hiệu quả trong việc điều trị vết loét tá tràng, giảm đau do vết loét và giảm được các triệu chứng ợ chua.

Ứng dụng trong y học của Lansoprazol

Lansoprazol được ứng dụng trong điều trị cấp và điều trị duy trì các chứng viêm thực quản có vết loét ở bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ( dùng trong vòng 8 tuần).

Lansoprazol còn được ứng dụng nhiều trong điều trị hội chứng loét dạ dày – tá tràng cấp tính (có hoặc không có H. pylori).

Lansoprazol dùng trong điều trị và dự phòng các chứng loét đường tiêu hóa do bệnh nhân sử dụng các thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs).

Lansoprazol dùng trong điều trị các chứng bệnh tăng tiết acid bệnh lý ( hội chứng Zollinger – Ellison, tăng dưỡng bào toàn thân, u đa tuyến nội tiết).

Lansoprazole còn có hiệu quả trong điều trị diệt vi chủng H. pylori khi được sử dụng kết hợp với các kháng sinh như amoxicillin và clarithromycin (trong phác đồ ba thuốc) hoặc chỉ với amoxicillin (trong phác đồ kép).

Dược động học

Hấp thu

Lansoprazol có sinh khả dụng đường uống vào khoảng là 80-90%.

Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương (Cmax) đạt được khoảng 1,7 giờ sau khi uống thuốc.

Phân bố

Thể tích phân bố thực tế của lansoprazol là vào khoảng 0,4 L / kg

Khả năng liên kết với protein huyết tương của Lansoprazol là 97 %

Chuyển hóa

Lansoprazol được chuyển hóa chủ yếu qua gan bởi hệ thống các Cytochrome P450 CYP3A4 và CYP2C19 ( chủ yếu) ở gan.

Các chất chuyển hóa chính được tạo thành là 5-hydroxy lansoprazol và các dẫn xuất sulfone, chất chuyển hóa hydroxysulfide, chất chuyển hóa sulfide của lansoprazol.

Thải trừ

Lansoprazole được đào thải qua nước tiểu ( khoăng 14-33% ) bao gồm cả chất chuyển hóa hydroxyl hóa liên hợp và không liên hợp. Có khoảng 67 % được đào thải qua phân( mật ).

Độ thanh thải lansoprazol là 400-650 mL / phút.

Độc tính ở người

Các tác dụng ngoại ý được báo cáo phổ biến nhất xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân được điều trị bằng lansoprazol so với giả dược bao gồm đau bụng, táo bón, tiêu chảy và buồn nôn.

Có một báo cáo về trường hợp hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), một phản ứng trên da hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, do lansoprazol gây ra.

Bệnh nhân khỏe mạnh trước đó xuất hiện các triệu chứng của TEN 15 ngày sau khi bắt đầu dùng lansoprazole để kiểm soát bệnh dạ dày. Mặc dù việc sử dụng PPI hiếm khi liên quan đến TEN, nhưng nên xem xét nguyên nhân nếu một bệnh nhân xuất hiện TEN ngay sau khi mới bắt đầu PPI.

Trong một báo cáo trường hợp duy nhất, một bệnh nhân đã uống 600mg lansoprazol và không gặp bất kỳ tác dụng phụ hoặc triệu chứng quá liều nào.

Nhìn chung, lansoprazol được dung nạp tốt với tương đối ít tác dụng phụ.

Lưu ý và thận trọng khi dùng Lansoprazol

Lưu ý và thận trọng chung

Lansoprazol có thể gây ra các triệu chứng hạ magnesi máu nặng như:

Các triệu chứng mệt mỏi, mê sảng, choáng váng.

Co giật, co cứng cơ.

Loạn nhịp thất.

Thận trọng dùng Lansoprazol ở bệnh nhân bị bệnh suy gan nặng và bệnh nhân lớn tuổi vì các chức năng sinh lý đã bị suy giảm.

Chống chỉ định dùng thuốc Lansoprazol cho trẻ em.

Lưu ý dùng Lansoprazol cho phụ nữ đang mang thai

Vẫn chưa có đầy đủ dữ kiện để kết luận việc dùng Lansoprazol có gây hại cho thai nhi và mẹ bầu hay không. Vì thế, nếu thật sự bắt buộc phải dùng Lansoprazol, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Lưu ý dùng Lansoprazol cho phụ nữ đang cho con bú

Chưa đủ bằng chứng xác minh rằng Lansoprazol có vượt qua hàng rào sinh lý để vào sữa mẹ hay không. Vì thế, để an toàn cho trẻ nhỏ, bạn nên ngưng cho con bú khi dùng thuốc hoặc không dùng thuốc khi vẫn còn đang cho con bú.

Lưu ý khi dùng Lansoprazol cho người lái xe hoặc vận hành máy móc

Các tác dụng không mong muốn đã được báo của Lansoprazol như hoa mắt, chóng mặt, ngủ gà, giảm thị lực có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến các công việc cần độ tập trung như lái xe hay vận hành máy móc. Vì thế, cần cân nhắc thời gian sử dụng thuốc và cẩn trọng khi dùng thuốc khi làm những công việc này.

Tương tác với thuốc khác

Lansoprazol được chuyển hóa chủ yếu nhờ hệ thống enzym cytochrom P450 ở gan, nên sẽ có tương tác với các thuốc cũng được chuyển hóa bởi hệ enzym này.

Do vậy, tránh dùng phối hợp lansoprazol với các thuốc khác cũng được chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450.

Lansoprazol có thể làm giảm các tác dụng của ketoconazol, itraconazol và

Một số thuốc khác cần môi trường acid để hấp thu.

Dùng Sucralfat với Lansoprazol có thể làm chậm và giảm hấp thu lansoprazol (khoảng 30%)

acalabrutinib Bằng cách giảm nồng độ axit trong dạ dày, lansoprazole có thể cản trở sự hấp thu của acalabrutinib và làm giảm hiệu quả của nó major
infigratinib Bằng cách giảm nồng độ axit trong dạ dày, lansoprazole có thể cản trở sự hấp thu của infigratinib và làm giảm hiệu quả của nó major
ketoconazol Bằng cách làm giảm acid trong dạ dày, lansoprazole có thể làm giảm sự hấp thu và nồng độ ketoconazole trong máu và làm cho thuốc kém hiệu quả hơn trong việc chống nhiễm nấm moderate
itraconazol Bằng cách làm giảm axit trong dạ dày, lansoprazole có thể làm giảm sự hấp thu và nồng độ itraconazole trong máu và làm cho thuốc kém hiệu quả hơn trong việc chống nhiễm nấm moderate
aspirin Dùng chung với thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm sinh khả dụng đường uống của aspirin và các salicylat khác. minor

Tương tác với thực phẩm

Dùng chung Lansoprazol với thức ăn có thể làm giảm hấp thu lansoprazol (cả Cmax và thể tích dưới đường cong-AUC đều giảm từ 50-70%). Vì thế nên dùng Lansoprazol trước khi ăn 30 phút

So sánh Lansoprazol và Dexlansoprazol

Điểm giống nhau

Đều là thuốc ức chế hoạt động của bơm proton, dẫn tới làm giảm lượng acid dịch vị được tiết ra. Nhờ đó mà giảm đi được các triệu chứng loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), hội chứng Zollinger – Ellison…

Điểm khác nhau

Lansoprazol là hỗn hợp ceramic của 2 đồng phân quang học là R-Lansoprazol (hay còn gọi là Dexlansoprazol) và S-Lansoprazol. Chính vì thế 2 chất này có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo.

So với Lansoprazol, Dexlansoprazol có công nghệ giải phóng trì hoãn kép, công nghệ này được thiết kế để kéo dài thời gian duy trì nồng độ của thuốc trong huyết tương.

Theo đó, nhờ công nghệ này mà thời gian lưu trú trung bình của thuốc Dexlansoprazol trong tuần hoàn là 5,6 đến 6,4 giờ so với 2,8 đến 3,2 giờ đối với Lansoprazol. Nhờ đó mà Dexlansoprazol ít bị giảm hấp thu khi dùng chung với thức ăn- điều mà Lansoprazol và cả 5 thuốc PPI trước đây chưa làm được.

Một vài nghiên cứu của Lansoprazol trong Y học

So sánh tác dụng của esomeprazole 40 mg, rabeprazole 20 mg, lansoprazole 30 mg và pantoprazole 40 mg trên pH trong cơ thể ở bệnh nhân chuyển hóa rộng bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Cơ sở

Các nghiên cứu về hiệu quả điều trị của thuốc ức chế bơm proton (PPI) ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đã được công bố gần đây. Trong hầu hết các nghiên cứu này, chỉ có hai PPI đã được so sánh. Có rất ít nghiên cứu về việc so sánh bốn hoặc nhiều PPI. Chúng tôi nhằm mục đích so sánh tác dụng ức chế axit của esomeprazole 40 mg, rabeprazole 20 mg, lansoprazole 30 mg và pantoprazole 40 mg vào ngày 1 và ngày 5 điều trị ở bệnh nhân GERD, những người chuyển hóa rộng rãi liên quan đến kiểu gen CYP2C19.

Comparison of the effects of esomeprazole 40 mg, rabeprazole 20 mg, lansoprazole 30 mg, and pantoprazole 40 mg on intragastrıc pH in extensive metabolizer patients with gastroesophageal reflux disease
Comparison of the effects of esomeprazole 40 mg, rabeprazole 20 mg, lansoprazole 30 mg, and pantoprazole 40 mg on intragastrıc pH in extensive metabolizer patients with gastroesophageal reflux disease

Phương pháp

Âm tính với vi khuẩn Helicobacter pylori với các triệu chứng điển hình của bệnh nhân GERD được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm điều trị. Phân tích hiệu quả vào ngày 1 và ngày 5 được thực hiện trên bốn nhóm bao gồm 10 bệnh nhân (esomeprazole), 11 (rabeprazole), 10 (lansoprazole) và 10 (pantoprazole).

Kết quả

Vào ngày thứ nhất của điều trị PPI, tỷ lệ phần trăm thời gian có Ph trong dạ dày> 4 lần lượt là 54%, 58%, 60% và 35% cho các nhóm, và vào ngày thứ 5, các giá trị này là 67%, 60 Lần lượt là%, 68% và 59%. Esomeprazole, rabeprazole và lansoprazole được phát hiện có hiệu quả tốt hơn pantoprazole vào ngày đầu điều trị.

Kết luận

Pantoprazole là một chất ức chế bơm proton ít mạnh hơn các PPI khác được thử nghiệm vào ngày điều trị đầu tiên. Khi đánh giá thời gian cần thiết để nâng độ pH trong dạ dày lên trên 4, esomeprazole được cho là có tác dụng nhanh nhất, tiếp theo là lansoprazole và rabeprazole.

Tài liệu tham khảo

1. Drugbank,Lansoprazol, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.

2. Pubchem, Lansoprazol, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.

3. Çelebi, A., Aydin, D., Kocaman, O., Konduk, B., Senturk, O., & Hulagu, S. A. D. E. T. T. İ. N. (2016). Comparison of the effects of esomeprazole 40 mg, rabeprazole 20 mg, lansoprazole 30 mg, and pantoprazole 40 mg on intragastric pH in extensive metabolizer patients with gastroesophageal reflux disease. Turkish Journal of Gastroenterology, 27(5).

4. Metz, D. C., Vakily, M., Dixit, T., & Mulford, D. (2009). dual delayed release formulation of dexlansoprazole MR, a novel approach to overcome the limitations of conventional single release proton pump inhibitor therapy. Alimentary pharmacology & therapeutics, 29(9), 928-937.

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Lamozile-30

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 180.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Micro Labs Limited

Xuất xứ: Ấn Độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Lansoprazol 30mg Domesco

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Domesco

Xuất xứ: Việt Nam

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Scolanzo 15mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nang bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên

Thương hiệu: Abbott Laboratories

Xuất xứ: Tây Ban Nha

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Lansoprazole Stella 30mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 60.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Công ty Liên doanh StellaPharm – Việt Nam

Xuất xứ: Việt Nam

Điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi, kháng viêm

Inore-Kit

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 150.000 đ
Dạng bào chế: Lansoprazol: viên nang cứng; Tinidazol và Clarithromycin: viên nén bao phimĐóng gói: Hộp chứa 7 hộp nhỏ, mỗi hộp nhỏ chứa 01 vỉ x 6 viên

Thương hiệu: Micro Labs Limited

Xuất xứ: Ấn Độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Lansotrent

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Tenamyd

Xuất xứ: Ấn Độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Artlanzo 30mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 50.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứng chứa hạt bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Lark Laboratries

Xuất xứ: Ấn độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Nefian 30mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 60.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Brawn Laboratories

Xuất xứ: Ấn Độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Gastevin capsules 30mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 179.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên

Thương hiệu: Công ty TNHH Thương mại Nam Đồng

Xuất xứ: Slovenia

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Pylomed

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 110.000 đ
Dạng bào chế: Kit đựng viên nang, viên nén bao phimĐóng gói: Hộp gồm 7 hộp nhỏ x 1 kit gồm 2 viên nén bao phim Tinidazole; 2 viên nén bao phim Clarithromycin; 2 viên nang Lansoprazole

Thương hiệu: Medley Pharmaceuticals

Xuất xứ: Ấn Độ

Kháng acid, chống trào ngược, viêm loét

Scolanzo 30mg

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 250.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang bao tan trong ruộtĐóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên

Thương hiệu: Abbott Laboratories

Xuất xứ: Tây Ban Nha