Hiển thị tất cả 10 kết quả

Astaxanthin

ASTAXANTHIN LÀ GÌ?

Astaxanthin là một loại sắc tố thường có trong các loài sinh vật biển, có màu đỏ-cam, có hoạt tính chống oxh mạnh gấp 65 lần vitE và 54 lần vitC (một số tài liệu thì ghi 6000 lần nhưng thui ghi cái nhỏ nhất).

Dược sĩ Trâm Nguyễn đã rút ra một số kết luận về lợi ích của astaxanthin và xếp theo thứ tự từ mạnh tới yếu như sau:

Astaxanthin được nghiên cứu về rất nhiều tác dụng đối với tim mạch, da, mắt, não, cơ, gan, sinh sản…

Tuy nhiên, không phải lợi ích nào cũng có bằng chứng rõ ràng, một số chỉ được support bởi các NC trên động vật, mô và ống nghiệm.

Dược sĩ Trâm Nguyễn thấy điểm mạnh của astaxanthin là khả năng hỗ trợ cơ thể chống tia UV (nhờ khả năng chống oxy hóa, dọn dẹp gốc tự do và sửa chửa DNA sau khi cơ thể phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời).

Về lợi ích trên DA: astaxanthin giúp chống lão hóa, tăng độ ẩm và đàn hồi, với các NC trên người có chất lượng tốt.

Về lợi ích trên TIM MẠCH-CHUYỂN HÓA: astaxanthin giúp cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu, LDL và triglyceride, với các NC trên người có chất lượng tốt

Về lợi ích trên mắt: astaxanthin giúp giảm tình trạng khô mắt và một số bệnh về mắt do lão hóa, tuy nhiên do các NC thường kết hợp với các chất chống oxy hóa khác như lutein và zeaxanthin nên khó để kết luận lợi ích là do riêng astaxanthin hay do kết hợp.

Về lợi ích trên não: khả năng chống oxh giúp bảo vệ các tế bào não, tuy nhiên các NC trên người còn ít, cỡ mẫu nhỏ.

Về lợi ích trên cơ, gan: tuy khi NC trên mô và ống nghiệm cho thấy nhiều tiềm năng, nhưng khi NC trên người lại không cho kết quả đáng kể.

Về lợi ích trên tinh trùng, số lượng NC khá ít (mình tìm trên pubmed chỉ có khoảng 2 NC trên người) , có NC kết luận không cho thấy lợi ích gì.

ASTAXANTHIN CÓ MẤY LOẠI?

Có 2 loại, tự nhiên (từ vi tảo và nấm men) và nhân tạo (từ hóa dầu), trong đó, loại nhân tạo chiếm 95% thị trường vì: dễ sản xuất, giá thành rẻ & ổn định hơn
Đừng lo, loại nhân tạo chỉ được dùng trong chăn nuôi, chỉ có loại tự nhiên được FDA chấp thuận dùng cho người.

ASTAXANTHIN CÓ MẤY LOẠI?
ASTAXANTHIN CÓ MẤY LOẠI?

ASTAXANTHIN CÓ VAI TRÒ GÌ, VÌ SAO CÁC SINH VẬT BIỂN CẦN NÓ?

  • Bảo vệ chống lại tia UV,
  • Tạo sắc tố,
  • Kích thích miễn dịch,
  • Chức năng sinh sản, phối giống
  • Đáp ứng với môi trường (ô nhiễm, stress,…)
  • Chống oxy hóa

ASTAXANTHIN CÓ HẤP THU TỐT KHÔNG?

Lưu ý khi sử dụng Astaxanthin
Lưu ý khi sử dụng Astaxanthin

Astaxanthin rất thân dầu và khó hòa tan trong dịch tiêu hóa, nên có sinh khả dụng khá thấp (~ 10 – 50%), bù lại, cũng vì tính thân dầu mà có thể đi đến những mô các chất chống oxy hóa khác khó đến được như não và mắt

Astaxanthin tự nhiên và ở dạng este hóa có sinh khả dụng thấp hơn nhưng lại Để tăng hấp thu, cần ăn kèm với bữa ăn nhiều chất béo, điều này có thể làm tăng khả năng hấp thu gấp 2.4 lần

Công thức bào chế cũng rất quan trọng, việc thêm các chất như Polysorbate 80, Glycerol-mono và dioleat có thể giúp làm tăng khả năng hấp thu.

Khói thuốc lá, các khoáng chất (kẽm, calci, Mg,..) có thể làm giảm sinh khả dụng của astaxanthin

Nên dùng cách nhau ít nhất 4 tiếng.

DÙNG ASTAXANTHIN CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Trong hơn 87 nghiên cứu được tiến hành trên người, việc bổ sung astaxanthin không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nào dù ở liều rất cao (45 mg/ngày – gấp đôi ngưỡng liều tối đa được khuyến cáo)

Tuy nhiên, astaxanthin có thể gây khó chịu tiêu hóa ở một số người.
Khi dùng liều 20 mg/ngày có thể gây nhuộm đỏ màu phân (đừng hoảng hốt nha)

ASTAXANTHIN CÓ THỰC SỰ MANG LẠI LỢI ÍCH SỨC KHỎE?

Như đã nói ở đầu bài viết, tuy astaxanthin được NC và cho thấy rất nhiều tiềm năng trong việc mang lại các lợi ích khác nhau cho sức khỏe nhưng hiện chỉ có lợi ích trên da và chỉ số tim mạch là có cơ sở rõ ràng nhất. Ở phần này, chỉ nói về lợi ích tim mạch nhé.

ASTAXANTHIN và lợi ích đối với tim mạch
ASTAXANTHIN và lợi ích đối với tim mạch

Một Meta-analysis đánh giá lợi ích đối với tim mạch – chuyển hóa của astaxanthin, gồm dữ liệu của:

  • 7 NC có chất lượng tốt – rất tốt
  • 321 bệnh nhân
  • Thời gian nghiên cứu từ 2 – 12 tháng
  • Hạn chế: số lượng NC còn ít.

Kết quả NC cho thấy:

Astaxanthin giúp:

  • Giảm nhẹ huyết áp tâm thu (khi dùng >8 tuần) – nhờ giãn mạch và dọn dẹp gốc tự do
  • Giảm cholesterol toàn phần và LDL – tăng quá trình dị hóa và giảm tổng hợp LDL
  • Giảm triglyceride (khi dùng >8 tuần) với liều 7-12 mg/ngày
  • Giảm nhẹ vòng eo: NC trên 27 người cho thấy, astaxanthin có thể giúp giảm vòng eo sau 12 tuần (tuy nhiên cỡ mẫu quá nhỏ)

Astaxanthin KHÔNG có tác dụng trên:

  • BMI
  • HDL – cholesterol tốt
  • Đường huyết lúc đói

ASTAXANTHIN VÀ LÃO HÓA DA

LÃO HÓA DA LÀ GÌ?

Oxy hóa và lão hóa da
Oxy hóa và lão hóa da

Lão hóa là một quá trình tự nhiên, liên quan đến sự oxy hóa và các gốc tự do. Bao gồm:

  • Lão hóa nội sinh
  • Lão hóa ngoại sinh (tia UV, nhiệt độ, ô nhiễm)

Theo tuổi tác, da sẽ giảm dần mật độ collagen và các thành phần cấu trúc nền (H.A, elastin,…):

  • Collagen và elastin – giúp tạo nên cấu trúc da, giúp da căng mịn và đàn hồi
  • Hyaluronic acid – giúp da giữ ẩm.

Dẫn đến hậu quả là:

  • Da khô hơn, mỏng hơn tăng mất nước qua biểu bì
  • Các nếp nhăn sâu
  • Da chảy xệ
  • Chức năng của hàng rào da bị giảm sút.

NGUYÊN NH N G Y LÃO HÓA DA LÀ GÌ?

Nguyên nhân nội sinh: là các yếu tố bên trong cơ thể gây nên quá trình lão hóa gồm yếu tố di truyền, sự thay đổi các hormon theo thời gian và tình trạng bệnh lý của cơ thể.

Nguyên nhân ngoại sinh là các yếu tố gây lão hóa từ bên ngoài cơ thể như nhiệt độ, ô nhiễm môi trường và quan trọng nhất là ánh nắng mặt trời (tia UV).

VÌ SAO ÁNH NẮNG MẶT TRỜI (TIA UV) LẠI G Y LÃO HÓA DA?

Tia UV bao gồm: UVA, UVB và UVC (trong đó, màng ozone gúp chắn phần lớn UVC):

  • UVA: 95% nguyên nhân gây lão hóa, do làm tổn hại đến cấu trúc nâng đỡ da là collagen và elastin
  • UVB : sẽ gây tổn thương tế bào sừng (có vai trò tương tác với các nguyên bào sợi ở da để làm dịu bớt các tổn thương), đồng thời kích hoạt chuỗi phản ứng làm tăng gốc tự do và gây phản ứng viêm.

Sau tuổi 30, các enzym chống oxy hóa nội sinh của cơ thể cũng giảm dần. Việc tích lũy gốc tự do quá mức điều hòa của cơ thể sẽ tạo stress oxy hóa gây:

  • Tổn thương DNA có thể dẫn đến ung thư da
  • Phản ứng viêm thúc đẩy sự tạo thành các chất phân hủy collagen

ASTAXANTHIN GIÚP CHỐNG LÃO HÓA NHƯ THẾ NÀO?

Astaxanthin và da
Astaxanthin và da

Một số cơ chế giúp chống lão hóa của astaxanthin:

  • Giảm sản sinh gốc tự do
  • Giảm biểu hiện các cytokine và chất trung gian gây viêm
  • Hạn chế các đáp ứng viêm của da sau khi tiếp xúc với tia UV
  • Tăng tổng hợp enzyme chống oxy hóa nội sinh (vd: glutathione peroxidase, catalase,..)
  • Sửa chữa DNA – giúp giảm chỉ dấu biểu hiện tổn thương DNA (8-OHdG)
  • Ức chế hình thành enzyme MMP (enzyme phân hủy collagen và elastin)

Các chỉ định thường gặp của astaxanthin trong da liễu là:

  • Da lão hóa giúp giảm nếp nhăn và đồi mồi
  • Da khô giúp tăng độ ẩm và giảm lượng nước mất qua biểu bì
  • Ngừa tổn thương da do ánh sáng mặt trời

CÁC NGHIÊN CỨU NÓI GÌ?

Xét về lợi ích trên da, một meta-analysis đã được tiến hành, bao gồm dữ liệu của:

  • 11 NC (8 RCTs, 3 NC nhãn mở tiến cứu)
  • Liều 4 – 12 mg
  • Thời gian: 4 – 16 tuần
  • Các quốc gia: Nhật, Thái, Hàn, Mỹ
  • Tuổi 16-65, gồm 293 người tham gia NC
  • Các tiêu chí đánh giá: độ ẩm da, độ đàn hồi, nếp nhăn,…
  • Hạn chế: cỡ mẫu các NC còn khá nhỏ.

Kết quả từ NC cho thấy bổ sung astaxanthin giúp:

  • Cải thiện độ đàn hồi của da
  • Giúp tăng độ ẩm và giảm sự mất nước qua biểu bì
  • Giảm tiết dầu nhờn
  • Tăng khả năng bảo vệ da dưới tia UV

Mình nên lưu ý gì khi dùng astaxanthin?

  • Bổ sung đường uống có tác dụng lâu dài và rõ rệt hơn so với đường bôi.
  • Kết hợp với các hoạt chất khác (vd collagen) cho tác động đồng vận.
  • Liều 3-6 mg là đủ mang lại lợi ích cho da

AI NÊN DÙNG ASTAXANTHIN ĐỂ CHỐNG LÃO HÓA?

Bạn >25 tuổi, sợ xấu sợ già (dù đã trùm kín mít và bôi kem chống nắng kỹ), vì thật ra kem chống nắng tuy hiệu quả nhưng đôi khi mình di chuyển, đổ mồ hôi cũng sẽ ảnh hưởng hiệu quả, trong uống ngoài thoa cho chắc

Bạn đang dùng collagen, việc bổ sung collagen + astaxanthin cũng làm tăng hiệu lực chống già đó nhen

NHỮNG AI KHÔNG CẦN?

Bạn chưa 18, còn trẻ trung mơn mởn, ở trong nhà nhiều và ít khi ra đường và cũng không care về nắng.

Chế độ ăn của bạn đã vốn đã rất đầy đủ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (ví dụ: việt quất, mâm xôi, cải xoăn,…)

Bạn đang bổ sung một loại chống oxy hóa khác rồi, ví dụ: N-acetyl-cysteine (tiền thân glutathione),….

ASTAXANTHIN – TÁC ĐỘNG TRÊN MẮT VÀ NÃO

Hãy tưởng tượng cơ thể chúng ta như một bộ máy vậy, ngày còn trẻ cái gì cũng khỏe cái gì cũng tốt, nhưng lâu dần, sự tàn nhẫn của thời gian và cả lối sống của chính chúng ta (chế độ ăn, vận động, stress,..) khiến bộ máy ấy cứ chậm dần chậm dần và bắt đầu xuất hiện những vấn đề “bất ổn”. Rất nhiều bệnh lý liên quan đến “viêm” và “oxy hóa” tích lũy lâu ngày sẽ bắt đầu xuất hiện.

Cơ thể chúng ta vốn có một hệ thống chống oxy hóa hoàn chỉnh bao gồm các enzyme & các chất như glutathione, catalase, vitamin C, vitamin E,…thế nhưng, theo thời gian, khả năng chống oxy hóa của cơ thể sẽ ngày càng kém, các gốc tự do sẽ được đà tích tụ tạo thành cái gọi là “stress oxy hóa” (tình trạng gốc tự do vượt quá khả năng trung hòa của cơ thể).

Trong đó, mắt và não là 2 cơ quan rất dễ bị tổn thương bởi stress oxy hóa vì:

  • Mắt và não có nhu cầu sử dụng oxy rất cao
  • Não chứa nhiều tế bào lipid rất dễ bị oxy hóa
  • Khả năng tái tạo tế bào của não có giới hạn.

Dưới tác động của stress oxy hóa, mắt sẽ ngày càng kém, chức năng trí nhớ và nhận thức cũng giảm dần theo tuổi tác.

Astaxanthin và các vấn đề về mắt
Oxy hóa và các vấn đề về mắt

Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến quá trình tích tụ stress oxy hóa:

THÁI HÓA THẦN KINH

Sự tích lũy stress oxh làm tổn thương tế bào, giảm khả năng sửa chữa DNA, khiến các tế bào thần kinh chết dần hoặc bị tổn thương về cấu trúc, chức năng, gây ra các bệnh THÁI HÓA THẦN KINH, tiến triển nặng dần theo thời gian và không thể đảo ngược, các bệnh phổ biến bao gồm:

  • Bệnh Alzheimer’s – gây suy giảm trí nhớ và mất dần nhận thức ở người lớn tuổi
  • Bệnh Parkinson’s – gây mất khả năng vận động theo thời gian

BN mắc Alzheimer’s và sa sút trí tuệ thường có chỉ dấu oxy hóa (PLOOH) tích tụ bất thường trong hồng cầu và xuất hiện các mảng Amyloid-β ở não.

VIÊM GIÁC MẠC ÁNH NẮNG:

Thông thường, giác mạc sẽ hấp thụ hầu hết tia UVB và bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi các tác hại do tia cực tím gây ra.

Tuy nhiên, khi lượng UVB vượt quá ngưỡng hấp thụ, có thể gây ra tình trạng viêm giác mạc

Đây gọi là viêm giác mạc ánh nắng, thường xuất hiện từ 6 – 12 giờ sau khi tiếp xúc UVB quá mức

Tình trạng này có liên quan đến stress oxy hóa, tổn thương DNA và kích hoạt ch.ết tế bào theo chu trình (aka tế bào “t.ự sá.t”).

KHÔ MẮT:

Stress oxy hóa sẽ kích hoạt các phản ứng viêm:

  • Gây phá hủy các tuyến lệ đạo
  • Làm suy giảm lớp biểu mô kết mạc

Giảm bài tiết và chất lượng nước mắt khiến bạn thấy khô rát, cộm như có cát trong mắt,…

BỆNH THÁI HÓA ĐIỂM VÀNG:

Theo tuổi tác, các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc trong điểm vàng bị tổn thương, dẫn đến mất các tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt.

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất thị lực vĩnh viễn, không hồi phục ở người lớn tuổi.

BỆNH VÕNG MẠC DO TIỂU ĐƯỜNG:

Biến chứng tiểu đường , có thể dẫn đến mù lòa và suy giảm thị lực, với 2 yếu tố chính gây khởi phát là:

  • Stress oxy hóa: Gốc tự do gây chết tế bào hạch võng mạc và tb cảm thụ ánh sáng làm tăng chất gây viêm
  • Tình trạng viêm: stress oxh, đường huyết cao, tăng nhãn áp và các kích thích viêm sẽ góp phần đẩy nhanh các phản ứng oxy hóa

ASTAXANTHIN CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN MẮT VÀ NÃO?

VỀ TÁC ĐỘNG TRÊN MẮT

Astaxanthin và tác động lên mắt
Astaxanthin và tác động lên mắt

Khả năng chống oxy hóa: Astaxanthin tuy không có sẵn trong võng mạc như lutein và zeaxanthin, nhưng có thể đi qua hàng rào máu-mắt một cách chọn lọc và bảo vệ các tế bào võng mạc khỏi bị tổn thương do stress oxy hóa
Một số cơ chế bảo vệ mắt được đề xuất của astaxanthin:

  • Tăng Enzyme chống oxh nội sinh (vd: glutathione peroxidase, catalase,…)
  • Giảm stress oxy hóa – gốc tự do: giảm tạo thành, tăng dọn dẹp gốc tự do.
  • Kháng viêm qua nhiều cơ chế: giảm các yếu tố gây viêm như IL-6, TNF-a…Ngăn sự chết tế bào theo chu trình – ngăn chặn tế bào “tự sát” thông qua việc giảm các protein liên quan đến chết tế bào như P53 và BAX
  • Cải thiện tuần hoàn máu ở mắt – giúp tăng lượng máu đến võng mạc
  • Tăng sản xuất nước mắt và tính ổn định của màng phim mắt, cải thiện triệu chứng khô mắt

Các NC về lợi ích đối với mắt của astaxanthin trên người cho kết quả khả quan, tuy nhiên, trong các NC này, đa phần astaxanthin đều được DÙNG KẾT HỢP với các chất chống oxy hóa khác như lutein và zeaxanthin, do đó, chưa thể kết luận liệu astaxanthin có thực sự hiệu quả hay chỉ bổ trợ cho các hoạt chất khác.

VỀ TÁC ĐỘNG TRÊN NÃO

Một vài NC cho thấy Astaxanthin có tiềm năng bảo vệ, ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh nhờ vào khả năng chống oxh:

  • Giúp giảm tình trạng oxy hóa hồng cầu, giảm chỉ dấu oxh (PLOOH) ở người trung niên và cao tuổi
  • Giúp giảm sự kết tụ mảng peptide Amyloid-β (được cho là nguyên nhân gây Alzheimer’s)
  • Giúp giảm cảm giác mệt mỏi, cải thiện chức năng nhận thức & tư duy của người lớn tuổi

Tuy nhiên, các NC trên người còn chưa nhiều, cỡ mẫu hơi nhỏ để có thể kết luận.

Tài liệu tham khảo:

  1. Yang, Ming, and Yanling Wang. “Recent Advances and the Mechanism of Astaxanthin in Ophthalmological Diseases.” Journal of Ophthalmology 2022 (2022).
  2. Giannaccare, Giuseppe, et al. “Clinical applications of astaxanthin in the treatment of ocular diseases: Emerging insights.” Marine drugs 18.5 (2020): 239.
  3. Li, Jingjing, Chuanyong Guo, and Jianye Wu. “Astaxanthin in liver health and disease: a potential therapeutic agent.” Drug Design, Development and Therapy 14 (2020): 2275.
  4. Wong, Sok Kuan, Soelaiman Ima‑Nirwana, and Kok‑Yong Chin. “Effects of astaxanthin on the protection of muscle health.” Experimental and therapeutic medicine 20.4 (2020): 2941-2952.
  5. Oharomari, Leandro Kansuke, et al. “Benefits of Exercise and Astaxanthin Supplementation
  6. Singh, Kritarth Naman, Saiprasad Patil, and Hanmant Barkate. “Protective effects of astaxanthin on skin: Recent scientific evidence, possible mechanisms, and potential indications.” Journal of cosmetic dermatology 19.1 (2020): 22-27.
  7. Zhou, Xiangyu, et al. “Systematic review and meta-analysis on the effects of astaxanthin on human skin ageing.” Nutrients 13.9 (2021): 2917.
  8. Ng, Qin Xiang, et al. “Effects of astaxanthin supplementation on skin health: a systematic review of clinical studies.” Journal of Dietary Supplements 18.2 (2021): 169-182.
  9. Donoso, Andrea, et al. “Therapeutic uses of natural astaxanthin: An evidence-based review focused on human clinical trials.” Pharmacological Research 166 (2021): 105479.
  10. Singh, GK Surindar, et al. “Tissue distribution of astaxanthin formulation in rats.” Current Nutrition & Food Science 14.4 (2018): 329-334.
  11. Leung, Leona Yuen-Ling, et al. “Astaxanthin Influence on Health Outcomes of Adults at Risk of Metabolic Syndrome: A Systematic Review and Meta-Analysis.” Nutrients 14.10 (2022): 2050.
  12. Singh, Kritarth Naman, Saiprasad Patil, and Hanmant Barkate. “Protective effects of astaxanthin on skin: Recent scientific evidence, possible mechanisms, and potential indications.” Journal of cosmetic dermatology 19.1 (2020): 22-27.
  13. Zhou, Xiangyu, et al. “Systematic review and meta-analysis on the effects of astaxanthin on human skin ageing.” Nutrients 13.9 (2021): 2917.
  14. Ng, Qin Xiang, et al. “Effects of astaxanthin supplementation on skin health: a systematic review of clinical studies.” Journal of Dietary Supplements 18.2 (2021): 169-182.
  15. Yang, Ming, and Yanling Wang. “Recent Advances and the Mechanism of Astaxanthin in Ophthalmological Diseases.” Journal of Ophthalmology 2022 (2022).
  16. Giannaccare, Giuseppe, et al. “Clinical applications of astaxanthin in the treatment of ocular diseases: Emerging insights.” Marine drugs 18.5 (2020): 239.
  17. Li, Jingjing, Chuanyong Guo, and Jianye Wu. “Astaxanthin in liver health and disease: a potential therapeutic agent.” Drug Design, Development and Therapy 14 (2020): 2275.
  18. Wong, Sok Kuan, Soelaiman Ima‑Nirwana, and Kok‑Yong Chin. “Effects of astaxanthin on the protection of muscle health.” Experimental and therapeutic medicine 20.4 (2020): 2941-2952.
  19. Oharomari, Leandro Kansuke, et al. “Benefits of Exercise and Astaxanthin Supplementation: Are There Additive or Synergistic Effects?.” Antioxidants 10.6 (2021): 870.
  20. Donoso, Andrea, et al. “Therapeutic uses of natural astaxanthin: An evidence-based review focused on human clinical trials.” Pharmacological Res Singh, GK Surindar, et al. “Tissue distribution of astaxanthin formulation in rats.” Current Nutrition & Food Science 14.4 (2018): 329-334.earch 166 (2021): 105479.
  21. Kumalic, Senka Imamovic, et al. “Effect of the oral intake of astaxanthin on semen parameters in patients with oligo-astheno-teratozoospermia: a randomized double-blind placebo-controlled trial.” Radiology and oncology 55.1 (2021): 97-105.
  22. Are There Additive or Synergistic Effects?.” Antioxidants 10.6 (2021): 870.
  23. Donoso, Andrea, et al. “Therapeutic uses of natural astaxanthin: An evidence-based review focused on human clinical trials.” Pharmacological Res Singh, GK Surindar, et al. “Tissue distribution of astaxanthin formulation in rats.” Current Nutrition & Food Science 14.4 (2018): 329-334.earch 166 (2021): 105479.
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 1.600.000 đ
Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 9 vỉ x 10 viên; Hộp 1 lọ 60 viên

Thương hiệu: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XNK TOÀN CẦU IMEX

Xuất xứ: Nhật Bản

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 580.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang Đóng gói: Hộp 1 lọ 30 viên

Thương hiệu: Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Dopharma

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 580.000 đ
Dạng bào chế: Viên Đóng gói: Hộp 90 viên

Thương hiệu: Health Plus

Xuất xứ: Mỹ

Dưỡng Da

EtDo

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 150.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềm Đóng gói: Hộp 3 vỉ x10 viên

Thương hiệu: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn

Xuất xứ: Việt Nam

Bổ mắt

SkillMax

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềmĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Công ty TNHH Phytex Farma

Xuất xứ: Bulgaria

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 395.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềmĐóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên

Thương hiệu: Jarrow Formulas

Xuất xứ: Mỹ

Bổ mắt

Visxi 10ml

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 250.000 đ
Dạng bào chế: Dung dịch uốngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 5 ống x 10ml

Thương hiệu: Vision Pharma

Xuất xứ: Việt Nam

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 790.000 đ
Dạng bào chế: viên nén Đóng gói: Hộp 1 lọ x 30

Thương hiệu: Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Trang Thy

Xuất xứ: Mỹ

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 150.000 đ
Dạng bào chế: viên nang cứngĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - Hataphar

Xuất xứ: Việt Nam

Bổ mắt

Ataxavi Vision New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 120.000 đ
Dạng bào chế: Viên nang mềmĐóng gói: Hộp 30 viên

Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược TW Mediplantex

Xuất xứ: Việt Nam