Ổi

Ds. Đặng Mai Hương – Nhà thuốc Ngọc Anh – Dược liệu Ổi

Nguồn: Sách Nhận thức cây thuốc và dược liệu

Tên khác

Phan thạch lựu
Tên khoa học: Psidium guajava L., Myrtaceae (họ Sim).

Mô tả cây

Dược liệu Ổi
Dược liệu Ổi

Cây nhỡ cao 3-6 m. Thân có vỏ mỏng, trơn nhẵn, khi già bong ra từng mảng, cành non vuông, có lông mềm. Lá mọc đối, hình bầu dục, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa mọc đơn độc hay tập trung thành cụm ở nách lá; cánh hoa rời màu trắng, nhị nhiều. Quả mọng hình cầu, chứa rất nhiều hột hình bầu dục. Đài hoa tồn tại trên quả.

Phân bố, sinh thái

Cây của vùng Trung và Nam Mỹ, nay được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. ở Việt Nam, Ổi được trồng rộng rãi nhiều nơi.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Búp non và lá (Gemma et Folium Psidỉi guajavae) thu hái quanh năm, phơi khô; quả (Fructus Psỉdiỉ guạịavae ỉmmaturus) thu hái khi quả còn xanh, cắt thành lát, phơi khô.

Thành phần hóa học

Búp non, lá Ổi và quả Ổi xanh có nhiều tannin, flavonoid (quercetin, guajeverin, aviculavin, leucocyanidin). Lá có tinh dầu.
Quả Ôi chín có vitamin c, nhiều nhất ở vỏ quả ngoài.

Tác dụng dược lý

Lá có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, bảo vệ gan, hạ đường huyết, ức chế khối u.

Công dụng và cách dùng

Lá và quả Ỏi non có tác dụng làm săn niêm mạc một, giảm tiết dịch một, giảm nhu động một.
Lá được dùng trị viêm một cấp và mạn, kiết lỵ, tiêu chảy.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.