Hiển thị kết quả duy nhất

Hồng Đào (Đào)

Tên khoa học

Prunus persica

Tên khác

Hồng Đào có tên khác là Đào thuộc họ Hoa Hồng Rosaceae.

Nguồn gốc

Hồng Đào là cây có nguồn gốc từ Ba Tư. Hiện nay cây đã được trồng rộng khắp nhiều nước trên thế giới như Lào, Trung Quốc, Nga, Việt Nam. Hồng Đào mọc chủ yếu ở những nơi đồng bằng và rừng núi.Tại Việt Nam có 14 loại Hồng Đào được tìm thấy nhiều nhất ở vùng Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang. Hồng Đào thường được trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ở các vùng núi cao.

Đặc điểm thực vật

Hồng Đào là cây nhỏ có chiều cao từ 3-4 m và thân cây nhẵn. Trên thân cây Hồng Đào thường có những chất nhầy, nhựa bị đùn ra và được gọi là nhựa đào. Lá của Hồng Đào là lá đơn, có cuống ngắn, mọc so le hình mác.Phiến lá rộng 1,2-1,5cm và dài 5-8cm, mép lá có hình răng cưa. Khi vò lá sẽ có mùi hạnh nhân đặc trưng. Hoa của Hồng Đào xuất hiện trước khi có lá, hoa có màu hồng nhạt, 8 nhị vàng và 5 cánh, đài có ống hình chuông, nhị 35-40, dài bằng cánh hoa, chỉ nhị nhân, bao phân có hình mắt chim và thường có lông ở bầu hoa, gốc có lông, phình to ở đầu nhụy. Quả của Hồng Đào thuộc loại quả hạch có hình cầu, đầu hạt nhọn có 1 ngấn lõm vào màu vàng chạy dọc quả. Vỏ quả đào có lông mịn khi chín quả sẽ có những đám hồng đỏ bên ngoài. Đường kinh của quả là 5-7cm, hạt cứng hình trứng hơi dẹt, có nhiều rãnh sâu, không đều nhau và có màu đỏ nâu.

Hồng Đào
Hồng Đào

Bộ phận dùng

Hồng Đào có thể dùng quả phần quả, lá, nhựa, hoa và hạt quả.

Thu hái, chế biến

Mùa ra hoa của Hồng Đào là tháng 1-4, mùa ra quả là tháng 5-9 hàng năm,. Hồng Đào được thu hái vào tháng 7 hàng năm, có thể dùng cả hạt của Hồng Đào bằng cách đập lấy hạt rồi phơi hoặc sấy được gọi là đào nhân.

Tính vị, quy kinh

  • Hồng Đào có vị ngọt, tính bình.
  • Đào Nhân có vị đắng, ngọt, tính bình.
  • Lá Đào có vị đắng tính bình.
  • Rễ đào có vị đắng, tình bình
  • Nhựa cây Hồng Đào có vị ngọt, đắng, tính bình.
  • Hoa Hồng Đào có vị đắng tính bình.

Thành phần hóa học

  • Phần thịt Hồng Đào có chứa chất máu lycopen, carotenoit, cryptoxanrin, zeaxantin, 15% chất đường, vitamin C, acid hữu cơ, rất nhiều tinh dầu trong đó chủ yếu là các axetandehyt, este của các acid acetic, caprilic, valerianic với linalola.Quả Hồng Đào còn chứa acid hữu cơ như tartic, citric acid; protein, chất sợi, lipid, chất vô cơ, vitamin B1, B2, glucid, tanin, leucoxanthoxyan, vitamin A
  • Hạt Đào có chứa 50% tinh dầu, iod và 3,5% amygdalin, men emunsin.
  • Lá đào có chứa acid nitric, amygdalin, coumarin, tanin, chất vô cơ như K, Mg, Zan, Mn, Cu, Fe, Sr,…
  • Nhựa cây Hồng Đào có chứa arabinose, d-xylose, rhamnose, glucoronic acid.
  • Hoa Hồng Đào có chứa glucosid và folin.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng sát trùng: Cao được chiết xuất từ lá Hồng Đào trong môi trường nuôi cấy roi trùng có nồng độ 0,6; 5; 10% trong 24 giờ tiếp xúc cho thấy tác dụng diệt roi trùng đạt được với các tỷ lệ từng ứng là 98, 100, 100 %. Ngoài ra nóc ngâm lá đào Hồng Đào còn có tác dụng diệt cung quăng đến 95% trong 24 giờ và với nồng độ thấp 0,25-0,5% thì không rõ tác dụng.
  • Lá đào có chứa HCN (Acid hydrocyanic) độc vì vậy có thể gây độc tính cho người khi dùng đường ngoài da hay đường uống.
  • Nghiên cứu cho thấy chiết xuất vỏ quả Hồng Đào bảo vệ chống lại độc tính trên thận và gan do cisplatin gây ra bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa do cisplatin gây ra ở chuột.
  • Dịch chiết hoa Hồng Đào có tác dụng điều trị rối loạn nhu động ruột. Chiết xuất ethanol từ Hồng Đào có khả năng điều trị các chứng rối loạn về da, chống lại tổn thương da do tia cực tím mặt trời do UVB gây ra ở chuột lang gây ra bằng cách sử dụng mô hình động vật in vivo.
  • Hồng Đào giàu chất phytochemical như hợp chất carotenoids, vitamin, phenolic,chất dễ bay hơi và axit hữu cơ trong đó Phenolics, carotenoids và vitamin được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do, tham gia vào các con đường truyền tín hiệu của tế bào.
  • Các hợp chất phenolic có vai trò quan trọng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa bệnh mãn tính và liên quan đến tuổi tác như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm, bệnh tim mạch, béo phì, thoái hóa thần kinh và ung thư.

Công năng chủ trị

Lá Đào được dùng để nấu với nước và dùng để tắm chữa ngứa, lở, ghẻ. Hoa đào được dùng trong làm thuốc thông tiểu, chữa thủy thũng, chữa bí đại tiện, rễ đào đào dùng để chữa vàng da, nôn ra máu, chảy ,máu cam, bế kinh, trĩ. Nhựa đào dùng để chữa đái máu, đái ra sỏi, đái dưỡng trấp, đái đường. Hoa đào được dùng trong thuốc thông tiểu tiện chữa bí đái, thuốc tẩy hay thuốc chữa thủy thũng.

Hồng Đào
Hồng Đào

Một số bài thuốc có chứa Hồng Đào

  • Chữa ra mồ hôi trộm 1 quả Hồng Đào _ 2 quả mai + 7 nhánh rễ hành + 2 cái đăng tâm + 3g trần bì +30 g mầm đại mạch + 30g rễ cây lúa tất cả đem sắc lấy nước uống.
  • Chữa tiểu tiện không thông: dùng 1 nắm lá đào to đem giã và vắt lấy nước cốt để uống.
  • Chữa phù thũng: dùng vỏ cây Hồng Đào đem ngâm rượu uống.
  • Chữa đái ra máu trong thời kì mang thai: 1 quả Hồng Đào đem sao tồn tính rồi nghiền thành bột và uống với nước.
  • Chữa ghẻ lở: Lá đào tươi đem giã nát và đắp tại vị trí da bị ghẻ lở.
  • Chữa ngứa âm hộ: lá đào tương + hoàng bá tươi + vỏ cây xoan mỗi vị thuốc lầy 30g + 50g vỏ rễ lựu tươi + 25g lá khuynh diệp tươi + 20 hạt tiêu. Tất cả các vị thuốc trên đem đun sôi rồi bỏ phần bã và thêm băng phiến dùng để xông và rửa bên ngoài cho âm đạo, có thể ngâm không tuyệt đối không uống.
  • Chữa sốt rét: 70g lá đào tươi đem sắc lấy nước uống 1 lần mỗi ngày sau 5 ngày thì sẽ thấy tác dụng nếu bệnh không tái phải thì ký sinh trùng sốt rét đã chuyển sang âm tính.
  • Chữa mề đay: Lá Đào tươi dùng 500g đem thái nhỏ và ngâm trong 500ml cồn sau 24-48 giờ đem lọc bỏ bã và dùng bôi tại chỗ bị mề đay, ngày dùng 2-3 lần.
  • Chữa phụ nữ bị tắc kinh nhiều năm, môi trắng bệch, da vàng, bụng có khối u: 600g rễ Hồng Đào + 600g rễ ngưu hoàng + 600g rễ mã tiền thảo + 1200g ngưu tất, tất cả các vị thuốc trên đem chặt nho rồi thêm 6000ml nước đun sôi đến khi còn 200ml thì lọc bỏ bã và uống trực tiếp vào thời điểm trước bữa ăn với rượu nóng, 15g/lần mỗi ngày uống 2 lần.
  • Chữa đái ra máu: thạch cao + nhựa đào + mộc thông mỗi vj 15 g đem tất cả nghiền thành bột mịn rồi uống trước bữa ăn bằng cách 6g bột hỗn hợp trên sắc với 200ml nước đến khi cạn còn 100ml thì dùng.
  • Chữa đái dưỡng trấp: 10g nhựa đào + đường kính rồi đun cách thủy và uống nhiều lần trong ngày.
  • Chữa bệnh đái đường: 20g nhựa đào đem tác nhỏ và sắt với địa cốt và râu ngô (mỗi vị 30g) rồi uống.
  • Chữa cước khí, phù thũng, đờm ẩm: 30g hoa đào vò nát rồi uống với rượu ấm.
  • Làm tươi trẻ làn da, giúp da mịn màng: lấy hoa đào tán nhỏ rồi đem trộn với máu mào gà rồi bôi lên da trong 2-3 ngày.
  • Chữa chàm mặt: hoa đào sấy khô đem tán nhỏ mịn rồi uống ½ thìa cà phê bột hoa đào + nước ấm.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Tất Lợi (2006), Đào. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, trang 706. Truy cập ngày 09/12/2023.
  2. Tuyển tập 3033 Cây thuốc đông y, Đào, trang 706. Truy cập ngày 09/12/2023.
  3. Đỗ Huy Bích, Đào, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của trang 743. Truy cập ngày 09/12/2023.

Vitamin - Khoáng Chất

Granola Fresh Lạc Lạc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 355.000 đ
Dạng bào chế: Dạng hạtĐóng gói: Hộp 650g, Hộp 600g