Hiển thị tất cả 5 kết quả

Hạt Chia (Salvia)

Tên khoa học

Hạt Chia có tên khoa học là Salvia hispanica thuốc Họ Hoa môi Lamiaceae.

Nguồn gốc

Cây Chia có nguồn gốc từ Nam Mexico và Bắc Guatemala, nó được tìm thấy mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay cây chia được trồng chủ yếu tại Úc, Nam Mỹ, Mỹ, tuy nhiên loại cây này chưa được trồng ở Việt Nam do khí hậu tại Việt Nam không phù hợp để trồng loại cây này.

Đặc điểm thực vật

  • Cây Chia là một loại hạt nhỏ có nguồn gốc từ một loại cây thân thảo hàng năm, bao gồm khoảng 900 loài, rất nhạy cảm với ánh sáng. Cây Chia cao tới 1m, lá có cuống lá và có hình răng cưa ngược, dài từ 4 đến 8 cm và rộng 3 đến 5 cm.
  • Hạt Chia thường rất nhỏ, dài 2 mm, rộng 1 đến 1,5 mm, hình bầu dục và dày < 1 mm. Hạt có thể thay đổi từ đen, xám, đốm đen đến trắng tùy từng loài. Có mấy loại hạt chia? Hiện nay có 2 loại hạt chia phổ biến là hạt chia đen và hạt chia trắng. Có sự khác biệt rất nhỏ giữa hạt Chia đen và trắng, trong hạt Chia đen có chứa 16,9% protein và chất xơ là 32,6% trong khi hạt chia trắng có chứa 16,5% protein và hàm lượng chất xơ là 32,4%. Về hình dạng hạt trắng to hơn, dày hơn và rộng hơn so với hạt đen.
Hạt Chia
Hạt Chia

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của cây chia là Hạt Chia.

Thu hái, chế biến Hạt Chia

Cây chia có thể trồng quanh năm nhưng thường sẽ được trồng vào mùa đông đến mùa xuân để cho sản lượng tốt nhất. Thời điểm thu hoạch Hạt Chia là khi hoa của Hạt Chia bắt đầu rụng cánh và rụng đầu hoa khi đó cuống bị héo dần và chuyển sang máu nâu dân (lưu ý không nên để cuống hoa chuyển sang màu nâu hoàn toàn vì có thể làm rụng mất hết hạt). Cắt lấy phần cuống hoa rồi cho vào 1 chiếc túi giấy đem treo phơi khô để búp hoa chuyển sang trạng thái khô hoàn toàn (không treo ngược búp hoa) hoặc có thể dùng phương pháp sấy để Hạt Chia khô nhanh cơ. Sau khi khô Hạt Chia sẽ rơi ra. Phần cuống hoa đã khô đem rà để lấy hết Hạt Chia còn dính trong búp hoa. Đem Hạt Chia sàng và bỏ những phần tập chất, cánh hoa qua lỗ khe có kích thước 1mm.

Tính vị, quy kinh

Hạt Chia không mùi không vị, tính mát.

Thành phần hóa học

Hạt Chia chứa hàm lượng cao chất béo (30–33%), chất xơ (18–30%), protein (15–25%), carbohydrate (26–41%), vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, phytochemical. Trong dầu chia có chứa axit béo không bão hòa bao gồm α-linolenic (ALA, axit béo omega-3) và axit linoleic (LA, axit béo omega-6). Hạt Chia chứa 39% dầu, trong đó có tới 19% axit béo omega-6, 68% axit béo omega-3 ( Tỷ lệ giữa axit béo omega-6 và omega-3 là 0,3:0,35) , một số axit amin ngoại sinh (leucine, phenylalanine, arginine, valine và lysine) và một số axit amin nội sinh (axit glutamic, aspartic, alanine, serine và glycine). Ngoài ra, hạt chia còn chứa các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, magie và các vitamin (A, B, K, E, D, chủ yếu là vitamin B1, B2, niacin). Hàm lượng các khoáng chất khác như magie, kali và phốt pho trong hạt chia cũng cao hơn so với các loại ngũ cốc khác. Bên cạnh đó, hàm lượng myricetin, kaemferol , axit caffeic, axit rosmarinic, gallic, axit chlorogen, querencetin, cinnamic, cũng được báo cáo. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tùy vào điều kiện môi trường trồng trọt và phương pháp chiết xuất, tuổi thọ của cây mà thành phần hóa học của mỗi sản phẩm có thể khác nhau, từ tháng 4 đến tháng 5, nhiệt độ tăng làm giảm lượng axit béo không bão hòa đa.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng của hạt chia trong giảm hàm lượng ba glyceride và cholesterol là nhờ thành phần axit béo omega-3, nó còn giúp chống viêm, bảo vệ gan, hoạt động bảo vệ tim mạch, tác dụng chống đái tháo đường và bảo vệ chống lại viêm khớp và bệnh tự miễn, ung thư, axit béo omega-3 có khả năng ngăn chặn rối loạn chức năng kênh canxi và natri, cải thiện sự thay đổi nhịp tim và bảo vệ chứng rối loạn nhịp thất.
    • Thành phần omega-6 bao gồm hoạt động chống viêm, hoạt động chống huyết khối và hoạt động chống ung thư, chống tăng huyết áp.
    • Hàm lượng protein trong hạt chia là khoảng 17%, lớn hơn hàm lượng protein trong tất cả các loại ngũ cốc khác, chúng có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ăn nhờ đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Công dụng của hạt chia trong giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành nhờ hàm lượng lớn chất xơ trong hạt chia. Hạt Chia chứa từ 34 g đến 40 g chất xơ trên 100 g giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư, đồng thời giảm cơn đói.
  • Ngoài ra, hạt chia còn chứa các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, magie giúp cân bằng điện giải, tăng cường hệ miễn dịch và tăng tăng cường sức khỏe xương.
  • Các hợp chất phenolic, isoflavone như daidzein, glycitein và genistein trong Hạt Chia có tác dụng chống ung thư, chống tăng huyết áp và bảo vệ tế bào thần kinh.
  • Hạt Chia và dầu của Hạt Chia chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa như tocopherol, carotenoid, phytosterol và các hợp chất polyphenolic góp phần chống oxy hóa, tạo phức với các ion và cung cấp hydrogens, loại bỏ các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bảo vệ chống lại một số rối loạn như bệnh Parkinson, tiểu đường, bệnh Alzheimer.
  • Các hợp chất hóa học, chẳng hạn như axit caffeic, axit ferulic, axit chlorogen, axit rosmarinic và flavonoid có khả năng chống ung thư, chống oxy hóa, chống lão hóa và chống tăng huyết áp.
  • Hạt chia chứa flavonoid quercetin, axit chlorogen và axit caffeic có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, chống ung thư, chống tăng huyết áp.
  • Peptide có tác dụng điều chỉnh các hệ thống chức năng trong cơ thể.
  • Hạt chứa lượng lớn vitamin B, chứa vitamin E dưới dạng tocopherol tốt cho việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Hạt Chia chứa quercetin, một chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh bao gồm bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim, giảm nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp.

Công năng chủ trị

Trong y học cổ truyền, Hạt chia có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm bớt đau nhức xương khớp, trị táo bón,, giúp hạ huyết áp.

Liều dùng

  • Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? Hạt Chia là một trong những siêu hạt được ưa dùng hàng đầu hiện nay và có thể dùng hàng ngày tuy nhiên cần đảm bảo dùng Hạt Chia ở mức độ vừa phải để mang lại hiệu quả tốt nhất, không nên lạm dùng mà dùng quá nhiều hạt chia hàng ngày. Hạt Chia nên dùng 30-40g/ngày cho người lớn và 10g/ngày cho trẻ 1-6 tuổi.
  • Uống hạt chia vào lúc nào? Hạt Chia nên dùng vào trước bữa ăn 30 phút hay vào các bữa ăn nhẹ để tăng cảm giác no giúp hỗ trợ giảm cân và giúp dễ tiêu hóa.

Kiêng kỵ

Những người không nên ăn hạt chia? Hạt Chia không nên dùng cho người bị rối loạn tiêu hóa, hay bị dị ứng, gặp chứng khó nuốt, hạ đường huyết.

Bảo quản

Hạt Chia được bản quản trong hộp kín, để trong tủ lạnh hay nơi có nhiệt độ thoáng mát.

Một số bài thuốc có chứa Hạt Chia

  • Cách sử dụng hạt chia giảm cân: hạt chia (ngâm trong nước nóng cho hạt nở nhanh hơn) + mật ong + 1 cốc nước dùng uống vào bữa sáng để giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm giác them ăn từ đó giúp hỗ trợ giảm cân.
  • Cách pha hạt chia để hỗ trợ giảm mỡ bụng: 1-2 thìa hạt chia đã được ngâm trương nở thêm nước lạnh và khuấy đều trong 10-15 phút rồi uống ngay sau khi pha, có thể thêm mật ong hoặc đường cho dễ uống.
  • Chữa táo bón bằng hạt chia:
    • Bài thuốc 1: vắt 1 cốc nước cam và thêm 1-2 thìa hạt chia đã được ngâm trương nở vào, khuấy đều và dùng trực tiếp.
    • Bài thuốc 2: kết hợp 1 thìa hạt chia với 1 hũ sữa chua rồi trộn đều và dùng trực tiếp.
Hạt Chia
Hạt Chia

Tài liệu tham khảo

  1. Maša Knez Hrnčič,1,* Maja Ivanovski,1 Darija Cör,1 and Željko Knez (2020) Chia Seeds (Salvia Hispanica L.): An Overview—Phytochemical Profile, Isolation Methods, and Application, pubmed. Truy cập ngày 09/12/2023.
  2. Waseem Khalid, 1 Muhammad Sajid Arshad,corresponding author 1 Afifa Aziz, 1 Muhammad Abdul Rahim, 1 Tahira Batool Qaisrani, 2 Fareed Afzal, 1 Anwar Ali, 3 Muhammad Modassar Ali Nawaz Ranjha, 4 Muhammad Zubair Khalid, 1 and Faqir Muhammad Anjum (2023), Chia seeds (Salvia hispanica L.): A therapeutic weapon in metabolic disorders, pubmed. Truy cập ngày 09/12/2023.

Dinh dưỡng trẻ em

An nhi dưỡng trí

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 0 đ
Dạng bào chế: Dung dịch uốngĐóng gói: Hộp 20 ống x 10ml

Thương hiệu: Công ty TNHH Dược Phẩm An Nhi

Xuất xứ: Việt Nam

Vitamin - Khoáng Chất

Ngũ Cốc Lá Hẹ Lạc Lạc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 350.000 đ
Dạng bào chế: Dạng gói bộtĐóng gói: Hộp 450g (30 gói x 15g)
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 249.000 đ
Dạng bào chế: Dạng gói bộtĐóng gói: Hộp 30 gói x 20g
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 290.000 đ
Dạng bào chế: Dạng gói bộtĐóng gói: Hộp 30 gói x 20g

Vitamin - Khoáng Chất

Granola Fresh Lạc Lạc

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(1 đánh giá) 355.000 đ
Dạng bào chế: Dạng hạtĐóng gói: Hộp 650g, Hộp 600g