Chế độ ăn cho người bị gout và thực đơn cho người bệnh gout

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

chế độ ăn cho người gout

Nhathuocngocanh.com – Để giảm nồng độ axit uric đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công, thường cần dùng thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh dùng thuốc thì đối với hầu hết mọi người, thay đổi chế độ ăn uống cũng là biện pháp tốt để ngăn ngừa bệnh gút. Các biện pháp thay đổi lối sống, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, có thể giúp giảm nồng độ axit uric, chất hóa học lắng đọng trong khớp và gây ra bệnh gút. Chính vì vậy trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về chế độ ăn cho người bị gout và xây dựng thực đơn cho người bệnh gout.

Bệnh Gout là bệnh gì?

Bệnh gút gây ra bởi một tình trạng được gọi là tăng axit uric máu và điều này liên quan đến quá nhiều axit uric trong cơ thể. Nồng độ axit uric cao có thể hình thành các tinh thể lắng đọng ở một số khớp. Axit uric được tạo ra khi cơ thể con người phân hủy purin, có trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt đỏ, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, hến và thực phẩm có hàm lượng đường fructose cao.

Uống nhiều rượu cũng khiến các cá nhân có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì , tiểu đường, tăng huyết áp, kháng insulin, suy tim và chức năng thận kém.

Bệnh Gout là bệnh gì?
Bệnh Gout là bệnh gì?

Tại sao chế độ ăn uống lại quan trọng với bệnh gout

Lý do tại sao bệnh gút bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống là do bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể, được gọi là tăng axit uric máu. Trong những trường hợp bình thường, cơ thể bạn sản xuất axit uric để xử lý purin tồn tại trong cơ thể bạn và trong một số thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Sau đó thận sẽ có vai trò lọc và đào thải axit uric.

Nếu bạn có lượng axit uric cao trong máu và thận của bạn không thể lọc hết, thì lượng axit dư thừa có thể tích tụ trong và xung quanh các khớp của bạn, sẽ tạo thành các tinh thể sắc nhọn. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh gút ảnh hưởng đến ngón chân cái của người bệnh, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác, chẳng hạn như đầu gối và ngón tay của người bệnh.

Khi bạn bị bệnh gút, mục tiêu điều trị là giảm nồng độ axit uric trong máu bằng cách giảm lượng purin bạn đưa vào qua thực phẩm và đồ uống. Bệnh gút xảy ra khi axit uric tích tụ trong cơ thể, ở các khớp của bạn. Cơ thể bạn tạo ra axit uric khi nó phân hủy purine. Cơ thể cần purine để tạo ra các tế bào mới. Vì vậy, purine và axit uric đều là những phần quan trọng trong cơ thể. Vì vậy nếu như bạn bị bệnh gút thì cần lưu ý chế độ ăn cho người bệnh gout rất quan trọng bởi nếu như nồng độ axit uric cao có thể xảy ra nếu:

  • Ăn nhiều thực phẩm và đồ uống có nhiều purine.
  • Cơ thể tự nhiên sản xuất nhiều axit uric hơn những người khác.
  • Không bài tiết axit uric đủ nhanh.

Vì vậy với những người có nguy cơ dễ bị nồng độ axit uric cao thì cần lưu ý có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình để giúp tránh xảy ra bệnh gút.

Tại sao thực đơn cho người bệnh gout lại quan trọng
Tại sao thực đơn cho người bệnh gout lại quan trọng

Người bị bệnh gout nên tránh những thực phẩm nào?

Bệnh gút không nên ăn gì? Người bị bệnh gout vẫn có thể ăn tất cả các loại đồ ăn như bình thường, không cần phải tránh hoàn toàn bất cứ loại thực phẩm nào. Nhưng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purine. Vì vậy, ăn uống điều độ, khoa học là chìa khóa vàng. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn có thể cần giảm để tránh bùng phát bệnh gút:

Thịt

Nếu bạn là người có thói quen ăn nhiều thịt hay thường lựa chọn thịt để cung cấp phần lớn protein, hãy cân nhắc kết hợp protein từ thực vật vào chế độ ăn uống của bạn. Người bệnh cần lưu ý rằng một số loại thịt có hàm lượng purine cao hơn những loại khác. Các loại thịt có lượng purin vừa phải bao gồm thịt bò, thịt gà, thịt vịt và thịt lợn.

Thịt nội tạng

Các loại thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, có thể là nguồn cung cấp vitamin và protein chất lượng cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị bệnh gút nên tránh ăn chúng vì ăn chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút và làm chậm quá trình hồi phục bệnh.

Động vật có vỏ và hải sản

Cá và các loại hải sản khác nói chung là rất tốt cho sức khoẻ, những loại này rất giàu chất béo omega-3, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên người bệnh gút cần nên tránh ăn một lượng lớn hải sản, chẳng hạn như động vật có vỏ và hến, do sẽ làm tăng mức độ purine trong cơ thể. Các loại hải sản có lượng purine cao nhất bao gồm: cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết, con sò, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết,..

Thực phẩm chế biến sẵn và có đường

Thực phẩm chế biến sẵn và có đường luôn nằm trong danh sách cấm kỵ khi xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh gút. Tuy nhiên, việc tránh ăn đồ chế biến sẵn và có đường thì hoàn toàn khó tránh khỏi. Hay cần tránh những thực phẩm có hàm lượng Fructose cao. Do lượng đường fructose cao ảnh hưởng đến khả năng phân hủy purin của cơ thể. Và điều đó có thể dẫn đến tăng nồng độ axit uric.

Rượu

Uống quá nhiều rượu, dù là bia hay rượu, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp do bệnh gút gây ra. Vì vậy, tốt nhất là không uống rượu khi bị tình trạng này.

Người bị bệnh gout nên kiêng uống rượu bia
Người bị bệnh gout nên kiêng uống rượu bia

Thực phẩm nào tốt cho người bệnh gút?

Thực phẩm ít purin là một lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, người bệnh không nên hiểu nhầm rằng nếu như mình bị gút thì nên tránh những loại thực phẩm có chứa purine. Một số thực phẩm chứa nhiều purine có thể cũng sẽ tốt cho người bị bệnh gút. Lý do là chúng giúp cơ thể bạn xử lý và loại bỏ axit uric. Dưới đây là một vài loại thực phẩm tốt cho bệnh gút, có thể là một phần của chế độ ăn kiên glành mạnh đối với hầu hết mọi người bị bệnh gút như sau:

Các loại hạt

Các loại hạt hầu hết đều tốt cho sức khỏe và nhiều loại là nguồn cung cấp chất béo đơn bão hòa tốt. Chúng cũng rất giàu vitamin, như vitamin E và khoáng chất, như phốt pho và selen.

Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại thực phẩm chứa ít purine, chứa đầy chất dinh dưỡng. Nó chứa một lượng lớn vitamin C, một chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Anh đào

Anh đào cũng rất giàu vitamin C, có lợi cho mọi người và đặc biệt là người bị bệnh gút. Chúng cũng chứa đầy chất chống oxy hóa như anthocyanin. Anh đào đen được cho là tốt nhất để làm giảm bệnh gút.

Quả bơ

Bệnh gout có ăn được quả bơ không? Bơ chứa chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa và vitamin E, một chất chống viêm tự nhiên. Điều này có thể giúp giảm đau và sưng ở các khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh gút.

Rau củ chứa nhiều purin

Mặc dù những loại rau này có hàm lượng purine cao hơn nhưng dường như chúng không liên quan đến việc bùng phát bệnh gút đối với hầu hết mọi người. Bao gồm các loại rau: súp lơ, rau chân vịt, nấm, đậu hà lan,…

Đậu, đậu lăng và các loại đậu

Mặc dù đậu, đậu lăng và các loại đậu rất giàu purin nhưng hàm lượng chất xơ cao của chúng sẽ liên kết axit uric trong ruột, dẫn đến ít bùng phát cơn gút hơn. Một số nghiên cứu cho thấy có thể có nguy cơ cao hơn một chút với các loại đậu. Nhưng đây vẫn là một chất thay thế protein tốt hơn nhiều so với thịt.

Nếu bạn cắt giảm thịt đỏ và hải sản vì bệnh gút, thì đậu lăng là nguồn protein thay thế tốt. Ngoài ra, chúng chứa chất xơ và kali và có thể làm giảm huyết áp cao, đây là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh gút.

Các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành là một nguồn protein khác có hàm lượng purine cao. Nhưng nó có thể là một lựa chọn tốt hơn nhiều so với các sản phẩm từ động vật khi nói đến việc tránh bùng phát gút.

Các sản phẩm từ sữa

Không phải tất cả các sản phẩm từ động vật đều có hại cho bệnh gút. Trong một số nghiên cứu, sữa và các sản phẩm từ sữa khác có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Trái cây chứa nhiều vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể loại bỏ axit uric dư thừa. Nhưng trái cây cũng chứa đường fructose, có thể ảnh hưởng đến khả năng phân hủy purin của cơ thể. Một số lựa chọn trái cây tốt có nhiều vitamin C nhưng ít đường fructose bao gồm: Bưởi, cam, quả dứa, dâu tây, quả cherry (những loại này cũng chứa chất chống oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh gút),…

==>> Xem thêm bài viết khác: Các nhóm thuốc điều trị bệnh gout cập nhật mới nhất hiện nay

Nước

Lời khuyên cho người bị bệnh gút là nên uống nhiều nước. Uống nhiều nước giúp thận hoạt động tốt. Điều đó rất quan trọng đối với bệnh gút vì thận giúp loại bỏ axit uric dư thừa. Hãy đặt mục tiêu cho bản thân uống 1,5-2L nước mỗi ngày, đặc biệt nếu bạn là người thường xuyên tập thể dục hoặc hoạt động hằng ngày đổ nhiều mồ hôi. Cà phê cũng được biết là có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

chế độ ăn cho người bệnh gout. Người bị gút nên ăn gì?
chế độ ăn cho người bệnh gout. Người bị gút nên ăn gì?

Xây dựng thực đơn cho người bệnh gout

Ăn gì để giảm acid uric? Khi nói đến bệnh gút, nhiều người tập trung vào các loại thực phẩm cần tránh. Nhưng điều quan trọng không kém là phải biết loại thực phẩm nào nên đưa vào chế độ ăn uống của bạn để giảm nguy cơ bùng phát. Trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và chế độ ăn uống cân bằng có thể còn quan trọng hơn việc tránh một số loại thực phẩm.

Các khuyến cáo về chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút có hướng dẫn tương tự như các bệnh mãn tính khác. Việc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout hàng ngày sẽ rất có lợi bởi vì nhiều người mắc bệnh gút cũng bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh thận. Vì vậy, việc này sẽ giúp bạn sống một cuộc sống lành mạnh hơn nếu bạn vừa đang mắc bệnh gút và các bệnh khác kèm theo.

Các chuyên gia khuyên khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout nên ăn kiêng với:

  • Nhiều trái cây và rau quả.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Thịt nạc protêin.
  • Chất béo lành mạnh.
  • Không quá nhiều đường hoặc muối.

Nhiều người lầm tưởng rằng khi bị bệnh gút thì nên nhịn ăn, ăn ít. Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc nhịn ăn gián đoạn có thể dẫn đến nhiều đợt bùng phát hơn đối với những người mắc bệnh gút, đặc biệt nếu cơ thể không đủ nước.

==>> Xem thêm bài viết: Hội chứng Rett: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách điều trị

Chế độ ăn cho người bị gout tốt nhất là chế độ giúp bạn khỏe mạnh, năng động và không bị đau. Có một số loại thực phẩm, nếu bạn ăn quá nhiều, có thể lấn át khả năng loại bỏ axit uric của cơ thể. Cho dù bạn có bị bệnh gút hay không, thì trong bữa ăn hàng ngày hãy cố gắng bổ sung càng nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật càng tốt và ăn những thứ khác một cách điều độ. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc xây dựng được chế độ ăn cho người bị gout.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Daisy Vedder, Wendy Walrabenstein, Maaike Heslinga, Ralph de Vries, Michael Nurmohamed, Dirkjan van Schaardenburg, and Martijn Gerritsen, Dietary Interventions for Gout and Effect on Cardiovascular Risk Factors: A Systematic Review, nguồn Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2023.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here