Loạn sản sụn xương là tình trạng gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Loạn sản sụn xương

NhathuocngocanhLoạn sản sụn xương là một tình trạng bệnh lý có liên quan đến sự tiến triển bất thường của xương hoặc sụn, thường gặp nhất là tình trạng ngắn chi. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do yếu tố di truyền hoặc tự phát. Vậy loạn sản sụn xương là tình trạng gì? và làm thế nào để chẩn đoán tình trạng này. Ở bài viết này Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc này.

Loạn sản sụn xương là tình trạng gì?

Loạn sản sụn xương là tình trạng gì? Trong thời gian nằm trong bào thai, việc phát triển hệ khung xương đã được bắt đầu. Xương của người thường được hình thành từ sụn trong giai đoạn còn là bào thai, sau đó sụn sẽ dẫn chuyển thành xương thông qua quá trình cốt hóa.

Loạn sản sụn bẩm sinh được hiểu là tình trạng rối loạn tăng trưởng của xương, trong đó các mô xương lành và khỏe mạnh được thay thế bằng những mô bị xơ, từ đó khiến hệ thống khung xương bị yếu đi, biến dạng và dễ gãy.

Đây còn được coi là một dạng phổ biến của hội chứng lùn tuyến yên, với ¾ nguyên nhân trong tổng số ca bệnh là do loạn sản sụn xương.

Những người bị chứng loạn sản sụn thường có tầm vóc thấp, chiều cao trung bình ở người trưởng thành khoảng 131 cm ở nam giới và 124 cm ở nữ giới.

Loạn sản sụn xương hay còn được biết đến với tên khác là bệnh lùn ngắn chi, do đột biến gen gây ra. Trong loạn sản sụn, vấn đề không nằm ở việc hình thành sụn mà là ở sự chuyển đổi sụn thành xương (gọi là quá trình cốt hoá xương), đặc biệt là ở xương dài của tay và chân. Ước tính cứu khoảng 15.000 đến 40.000 trẻ sơ sinh sẽ có một trẻ mắc phải tình trạng này. Vậy nguyên nhân gây ra loạn sản sụn xương là gì?

Loạn sản sụn xương là tình trạng gì?
Loạn sản sụn xương là tình trạng gì?

Nguyên nhân gây ra loạn sản sụn xương

FGFR3 là một trong bốn thụ thể yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi ở người. Tất cả đều là các thụ thể bề mặt tế bào ảnh hưởng đến sự tăng sinh tế bào. FGFR3 bao gồm một miền ngoại bào với ba vùng giống như Globulin miễn dịch, một miền xuyên màng và một Tyrosine kinase nội bào. Nó có thể được hình dung như một chiếc cốc rỗng nằm trên bề mặt tế bào. Nó đặc biệt phổ biến trên bề mặt tế bào sụn tạo ra sụn xương, nhưng cũng thường được tìm thấy ở các vết khâu ở bắp chân, tinh hoàn và não.

Nguyên nhân chính gây ra loạn sản sụn xương là những đột biến gen FGFR3 nằm trên nhánh ngắn của NST số 4 (4p16.3). Di truyền của bệnh loạn sản sụn có khoảng 80% trường hợp là do đột biến mới phát sinh (bố mẹ không mang đột biến gen). Nguy cơ sinh con tiếp theo bị loạn sản sụn ở những cặp vợ chồng có tiền sử có con bị bệnh này ước chừng là 1:443.

Đột biến trên gen FGFR3 dẫn đến chứng loạn sản sụn là một dạng đột biến tăng chức năng. Trong đó những bất thường có thể dẫn đến việc kích hoạt FGFR3 độc lập với phối tử. Sau đó tạo thành các tín hiệu ức chế.

Khoảng 20% là do di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa là chỉ cần mang một gen đột biến thì trẻ đã biểu hiện bệnh. Nếu bố hoặc mẹ bị mắc bệnh này thì trẻ có 50% nguy cơ bị bệnh. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh thì thai có 25% bình thường, 50% bị bệnh và 25% mang kiểu gen đồng hợp tử – thường chết trước khi sinh hoặc có tuổi thọ rất ngắn.

Ngoài yếu tố di truyền thì có đến 80% trong tổng số ca bệnh gây ra do nguyên nhân tự phát không liên quan đến những yếu tố di truyền.

Loạn sản sụn xương là một tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi giới tính, độ tuổi, ước tính bệnh thường phát triển ở độ tuổi từ 3 đến 15 tuổi.

Nguyên nhân gây ra loạn sản sụn xương
Nguyên nhân gây ra loạn sản sụn xương

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG MẤT VỮNG CỘT SỐNG CỔ CAO

Triệu chứng của bệnh loạn sản sụn xương

Các bất thường trong di truyền đã được xác định trong hầu hết các ca bệnh bị chẩn đoán là loạn sản sụn xương. Các đột biến này thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các Protein liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống mô liên kết cũng như xương hoặc sụn. Những người có tầm vóc thấp thường là hậu quả của chứng loạn sản sụn xương khiến sự tăng trưởng không cân xứng giữa tỷ lệ thân và tứ chi.

Chứng loạn sản sụn xương là loại bệnh gây ra lùn ngắn chi phổ biến nhất, bệnh có nhiều thể khác nhau, khác nhau về nguyên nhân cũng như quá trình chẩn đoán và tiên lượng liên quan. Nghiêm trọng nhất phải kể đến tình trạng lùn ngắn xương chi bẩm sinh gây chết. Tình trạng này gây ra loạn sản thân phổi do sự đột biến gen kết hợp với loạn sản sụn xương, từ đó tạo thành những biến dạng nghiêm trọng ở lồng ngực, suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và tạo thành hậu quả xấu nhất đó là tử vong.

Người bị loạn sản sụn thường không bị ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và trí tuệ, mà chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình.

Đặc điểm lâm sàng bệnh loạn sản sụn là:

  • Tầm vóc thấp bé đáng kể so với những trẻ cùng giới cùng độ tuổi.
  • Các chi ngắn đặc biệt là cánh tay và đùi khi đem so sánh với chiều dài cơ thể, chân không cân đối, bệnh nhân thường có các nếp gấp da thừa ở bắp tay và đùi.
  • Người bị loạn sản sụn xương thường có kích thước đầu lớn khi mới sinh và duy trì kích thước như vậy trong suốt cuộc đời. Bệnh nhân thường có hiện thường có phần trán lõm và gập ghềnh. Thóp trước thường lớn ở trẻ sơ sinh và có thể tồn tại đến 5 hoặc 6 tuổi.
  • Sụn xương mặt kém phát triển dẫn đến toàn bộ vùng giữa mặt bị phẳng và sống mũi tẹt, xương sống mũi ngắn và mũi bị lệch.
  • Ngực nhỏ hơn mức trung bình, xương sườn thường mềm hơn những đối tượng khác. Khi hít vào sẽ thấy xuất hiện những vết lõm ở lõm vào trong chủ yếu ở phần dưới bên của ngực, nhưng cũng có thể xuất hiện ở dưới xương ức. Tình trạng biến dạng nhẹ của ngực cũng có thể xuất hiện, bao gồm các vết lõm bên và lõm ngực.
  • Gù cột sống thắt lưng.
  • Phần mở rộng khuỷu tay bị hạn chế. Không giống như hầu hết các khớp khác, khuỷu tay bị cứng và có thể ngày càng cứng hơn theo tuổi tác.
  • Các ngón tay ngắn và cấu hình bàn tay giống như đinh ba.
  • Não úng thủy, hẹp ống cột sống gây chèn ép tủy.
  • Giảm trương lực cơ, có thể dẫn tới chậm đi, hạn chế vận động.
  • Ngưng thở ngắn, có những cơn thở chậm.
  • Rối loạn chức năng tai giữa cực kỳ phổ biến ở cả trẻ em và người lớn mắc chứng loạn sản sụn xương. Điều này được giải thích là do hoạt động kém của các ống Eustachian được định hướng bất thường.

Ngoài ra những bệnh nhân bị loạn sản sụn thường có xu hướng dễ bị những tình trạng sau:

  • Béo phì.
  • Nhiễm trùng tai tái đi tái lại do hẹp ống tai.
  • Tật chân cong.
  • Có cột sống cong bất thường gây ra gù vẹo cột sống.
Các ngón tay ngắn và cấu hình bàn tay giống như đinh ba
Các ngón tay ngắn và cấu hình bàn tay giống như đinh ba

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ CAO

Chẩn đoán loạn sản sụn xương

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh loạn sản sụn của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ hoặc sau khi trẻ sinh ra. Trong thai kỳ, có thể phát hiện một vài dấu hiệu của loạn sản sụn thông qua siêu âm (thường sau 18-20 tuần thai). Trong trường hợp nghi ngờ bị loạn sản sụn, cần tiến hành xét nghiệm kiểm tra gen FGFR3 bằng cách lấy mẫu sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối.

Sau khi đứa trẻ được sinh ra: việc chẩn đoán có thể được thực hiện dựa trên đặc điểm hình thái điển hình hoặc chụp X-quang để đo chiều dài xương của trẻ. Xét nghiệm máu để tìm gen FGFR3 đột biến.

Phần lớn những người mắc phải chứng loạn sản sụn thường được chẩn đoán ở giai đoạn đầu đời. Trong loạn sản sụn xương việc chẩn đoán, phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng to lớn, do nó thể ngăn ngừa một số biến chứng nhất định thông qua đánh giá và can thiệp kịp thời.

Hiện nay vẫn chưa có các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng nào liên quan đến loạn sản sụn xương được công bố. Tuy nhiên, những đặc điểm lâm sàng cũng như kết quả chụp X quang vẫn giúp xác định được vấn đề nghi ngờ. Trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, sinh non việc chẩn đoán lâm sàng có thể sẽ đặc biệt khó khăn.

Một đánh giá tiêu chuẩn về loạn sản sụn xương cần có những phần sau:

  • Tiền sử thần kinh và thăm khám thần kinh, phần sau của báo cáo cần nhấn mạnh xem người bệnh có dấu hiệu giảm trương lực cơ nghiêm trọng hơn bình thường đối với trẻ sơ sinh bị chứng loạn sản sụn hay không. Đồng thời cần xem bệnh nhân có xuất hiện tình trạng tăng phản xạ hoặc rung giật hay không.
  • Hình ảnh về khớp cổ tử cung ở thai phụ. Việc tiếp cận này có đem lại những lợi ích nhất định trong việc chẩn đoán loạn sản sụn xương.
  • Nghiên cứu về giấc ngủ ở người bệnh, cần tập trung đánh giá việc ngưng thở trung ương và giảm thở.
Chụp X quang giúp chẩn đoán loạn sản sụn xương
Chụp X quang giúp chẩn đoán loạn sản sụn xương

Loạn sản sụn có chữa được không?

Siêu âm giúp phát hiện trẻ bị loạn sản sụn. Tư vấn di truyền là cần thiết đối với những cặp vợ chồng mang thai/có con bị loạn sản sụn hoặc bản thân bị bệnh loạn sản sụn.

Điều trị hormone tăng trưởng từ sớm (1-6 tuổi) có thể giúp cải thiện một phần chiều cao cho trẻ.

Nhiễm trùng tai nên được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa mất thính giác. Đôi khi phẫu thuật kéo dài chi, phẫu thuật chỉnh sửa chân vòng kiềng hoặc thay khớp.

Yếu tố chiều cao có thể được khắc phục bằng việc phẫu thuật kéo dài các chi, tình trạng chân vòng kiềng cũng có thể được khắc phục bằng biện pháp này. Trong loạn sản sụn và các loạn sản xương sụn không gây chết khác, phẫu thuật (ví dụ thay thế khớp háng) có thể giúp cải thiện chức năng khớp. Ngoài ra việc phẫu thuật chỉnh hình giúp khắc phục một số dị tật ở xương và các cơ quan khác.

Những nghiên cứu về tác dụng của Vosoritide trong điều trị loạn sản sụn xương

Liệu pháp tương tự Natriuretic Peptide loại C ở trẻ em mắc chứng loạn sản sụn

Loạn sản sụn xương là một rối loạn di truyền ức chế cốt hóa nội sụn, dẫn đến tứ chi ngắn, xương yếu và dễ gãy. Việc điều trị chứng bệnh này vẫn là một câu đố hóc búa đối với các nhà nghiên cứu. Mới đây các nhà nghiên cứu Ravi Savarirayan, Melita Irving, Carlos A Bacino, Bret Bostwick, Joel Charrow, Valerie Cormier-Daire, Kim-Hanh, Le Quan Sang, Patricia Dickson, Paul Harmatz, John Phillips, Natalie Owen, Anu Cherukuri, Kala Jayaram, George S Jeha, Kevin Larimore, Ming-Liang Chan, Alice Huntsman Labed, Jonathan Day, Julie Hoover-Fong đã tiến hành một nghiên cứu có quy mô lớn nhằm chứng minh hiệu quả của Vosoritide trong điều trị cho bệnh nhân mắc loạn sản sụn xương.

Trong đó Vosoritide là một chất tương tự sinh học của Peptide bài niệu natri loại C, hoạt chất có khả năng kích thích mạnh mẽ quá trình cốt hóa nội sụn.

Phương pháp: Trong một nghiên cứu đa quốc gia, giai đoạn 2, tìm kiếm liều lượng và nghiên cứu mở rộng, các nhà nghiên cứu đã đánh giá hồ sơ an toàn và tác dụng phụ của Vosoritide ở trẻ em (5 đến 14 tuổi) bị chứng loạn sản sụn. Tổng cộng có 35 trẻ em được ghi danh vào bốn nhóm:

  • Nhóm 1 gồm 8 bệnh nhân được dùng Vosoritide 2,5 μg/1 kg trọng lượng cơ thể, tiêm dưới da một lần mỗi ngày.
  • Nhóm 2 gồm 8 bệnh nhân được dùng Vosoritide 7,5 μg/1 kg trọng lượng cơ thể, tiêm dưới da một lần mỗi ngày.
  • Nhóm 3 gồm 10 bệnh nhân được dùng Vosoritide 15,0 μg/1 kg trọng lượng cơ thể, tiêm dưới da một lần mỗi ngày.
  • Nhóm 4 gồm 9 bệnh nhân được dùng Vosoritide 30,0 μg/1 kg trọng lượng cơ thể, tiêm dưới da một lần mỗi ngày.

Sau 6 tháng, liều lượng trong nhóm 1 được tăng lên 7,5 μg/kg và sau đó là 15,0 μg/kg, và trong nhóm 2, liều lượng được tăng lên 15,0 μg/kg; các bệnh nhân trong nhóm 3 và 4 tiếp tục nhận liều ban đầu.

Tại thời điểm cắt dữ liệu, nghiên cứu tìm liều kéo dài 24 tháng đã được hoàn thành, và 30 bệnh nhân đã được ghi danh vào một nghiên cứu mở rộng dài hạn đang diễn ra; thời gian theo dõi trung bình trong cả hai nghiên cứu là 42 tháng.

Kết quả: Trong thời gian điều trị trong các nghiên cứu tìm liều và mở rộng, tác dụng phụ xảy ra ở 35 trong số 35 bệnh nhân (100%) và tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra ở 4 trong số 35 bệnh nhân (11%). Liệu pháp đã bị dừng ở 6 bệnh nhân do tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong 6 tháng điều trị đầu tiên, tốc độ tăng trưởng xương hàng năm phụ thuộc vào liều đã được quan sát thấy với Vosoritide lên đến liều 15,0 μg/kg và sự gia tăng bền vững về tốc độ tăng trưởng hàng năm được quan sát thấy ở liều 15,0 và 30,0 μg/kg trong tối đa 42 tháng.

Kết luận: Ở trẻ em bị chứng loạn sản sụn, sử dụng Vosoritide dưới da một lần mỗi ngày cho thấy nhiều kết quả tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xương.

Liệu pháp Vosoritide tiêm dưới da, một lần mỗi ngày ở trẻ em mắc chứng loạn sản sụn: một thử nghiệm đa trung tâm, mù đôi, ngẫu nhiên, giai đoạn 3, có đối chứng giả dược

Thử nghiệm giai đoạn 3 này được thiết kế để nhằm mở rộng những đánh giá về hiệu quả của Vosoritide trong rối loạn sản sụn xương.

Phương pháp: Đây là một thử nghiệm đa trung tâm, mù đôi, ngẫu nhiên ở giai giai đoạn 3 có sự kiểm soát giả dược.

Thử nghiệm được thực hiện tại các bệnh viện tại 24 địa điểm ở bảy quốc gia (Úc, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh). Các bệnh nhân đủ điều kiện được chẩn đoán lâm sàng về chứng loạn sản sụn, có thể đi lại được, đã tham gia 6 tháng trong một nghiên cứu cơ bản về tăng trưởng và ở độ tuổi từ 5 đến dưới 18 khi tham gia.

Những người tham gia thử nghiệm được chia ra làm hai nhóm, một m=nhón được tiêm Vosoritide dưới da 15μg/kg ngày một lần, và nhóm 2 sử dụng giả dược. Cả hai nhóm đều được tiến hành theo dõi trong thời gian 52 tuần.

Tiêu chí đánh giá chính là sự thay đổi so với ban đầu về tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm ở tuần thứ 52 ở bệnh nhân được điều trị so với nhóm chứng.

Kết quả: Có 60 người được chỉ định dùng Vosoritide và 61 người dùng giả dược.

Trong số 124 bệnh nhân được sàng lọc đủ điều kiện, 121 bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên và 119 bệnh nhân đã hoàn thành thử nghiệm kéo dài 52 tuần. Sự khác biệt trung bình đã điều chỉnh về tốc độ tăng trưởng hàng năm giữa các bệnh nhân trong nhóm Vosoritide và nhóm giả dược là 1,57 cm/năm nghiêng về Vosoritide. Tổng số 119 bệnh nhân có ít nhất một biến cố bất lợi; nhóm vosoritide, 59 (98%) và nhóm giả dược, 60 (98%). Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được coi là có liên quan đến điều trị và không có trường hợp tử vong nào xảy ra.

Kết luận: Vosoritide là một phương pháp điều trị hiệu quả để tăng trưởng ở trẻ em bị chứng loạn sản sụn.

Chăm sóc trẻ em bị loạn sản sụn xương

Cách chăm sóc bé bị loạn sản sụn là:

  • Cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, điều này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ mà còn giúp kiểm soát nguy cơ béo phì.
  • Hướng dẫn trẻ tập luyện thể dục thường xuyên, luôn giữ cho trẻ một thái độ lạc quan.
  • Luôn khuyến khích và động viên trẻ, chứng loạn sản sụn xương chỉ ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài nhưng trí tuệ của trẻ vẫn phát triển một cách bình thường.
Chăm sóc trẻ em bị loạn sản sụn xương
Chăm sóc trẻ em bị loạn sản sụn xương

Cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có những hướng dẫn y tế cụ thể. Chứng loạn sản sụn là chứng loạn sản xương phổ biến nhất dẫn đến tầm vóc thấp rõ rệt (lùn). Phát hiện chẩn đoán sớm loạn sản sụn xương sẽ giúp tạo ra những điều kiện thuận lợi để điều trị về sau.

Tài liệu tham khảo

1.Achondroplasia: a comprehensive clinical review, nguồn NCBI, truy cập ngày 12/5/2023.

2.C-Type Natriuretic Peptide Analogue Therapy in Children with Achondroplasia, nguồn NCBI, truy cập ngày 12/5/2023.

3.Once-daily, subcutaneous vosoritide therapy in children with achondroplasia: a randomised, double-blind, phase 3, placebo-controlled, multicentre trial, nguồn NCBI, truy cập ngày 12/5/2023.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here