Thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón ở trẻ em: phân loại, lưu ý

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón ở trẻ em

Nhathuocngocanh.com –  Ngoài thuốc hạ sốt, dị ứng và cảm lạnh, cha mẹ cũng có thể tìm thấy nhiều loại thuốc không kê đơn để điều trị đau bụng, đầy hơi/khó tiêu và táo bón. Bởi vì cha mẹ thường khó biết liệu một căn bệnh nghiêm trọng hơn có đang xảy ra hay không, nên họ phải luôn nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi bắt đầu dùng thuốc không kê đơn. Trong bài viết này, Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ các bố mẹ tìm hiểu về thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón ở trẻ em.

Thuốc nhuận tràng cho trẻ em là gì?

Táo bón là một vấn đề rất phổ biến đối với trẻ em. Đối với hầu hết trẻ em, táo bón có nghĩa trẻ bị táo bón thường đi ngoài đau, khó đi ngoài và không thường xuyên. Mặc dù cha mẹ nên tăng lượng chất xơ và chất lỏng thông qua chế độ ăn uống cho trẻ và sắp xếp thời gian đi vệ sinh sau bữa ăn, nhưng trẻ có thể cần điều trị thêm để cải thiện các triệu chứng của bệnh táo bón.

Trẻ bị táo bón có nên sử dụng thuốc nhuận tràng không?
Trẻ bị táo bón có nên sử dụng thuốc nhuận tràng không?

Thuốc nhuận tràng hoạt động như thế nào? Cơ chế hoạt động của các nhóm thuốc nhuận tràng trị táo bón ở trẻ em như sau:

  • Một số làm mềm phân cứng và dễ đi hơn (thuốc làm mềm phân)
  • Một số giúp ruột đẩy phân ra ngoài (chất kích thích hoặc chất làm rỗng)
  • Một số rửa sạch ruột hoàn toàn.

Cách trị táo bón cho trẻ là sử dụng thuốc nhuận tràng. Các loại thuốc giúp giảm táo bón được gọi là thuốc nhuận tràng và chúng có sẵn ở dạng uống (bào chế ở dạng dung dịch và viên nén) và trực tràng (thuốc đạn và thuốc xổ). Bốn loại thuốc nhuận tràng khác nhau thường được sử dụng: thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng bôi trơn và thuốc nhuận tràng kích thích. Thuốc làm mềm phân bổ sung độ ẩm cho phân để cho phép nhu động ruột không bị căng, thuốc nhuận tràng thẩm thấu làm tăng lượng nước trong ruột để cho phép phân đi qua dễ dàng hơn, thuốc nhuận tràng bôi trơn bao phủ phân để làm cho phân trơn và dễ đi ngoài hơn, và thuốc nhuận tràng kích thích kích thích cơ trực tràng giúp đẩy phân ra ngoài. Mặc dù thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng có thể có nhiều các hoạt chất khác nhau, nhưng các bậc phụ huynh cần lưu ý không nên dùng nhiều loại thuốc nhuận tràng cùng lúc cho con trừ khi được bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa có chỉ định.

==>> Xem thêm bài viết khác tại nhà thuốc:ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN MẠN TÍNH VÀ SÓN PHÂN Ở TRẺ NHŨ NHI (PHẦN 1)

Các loại thuốc nhuận tràng hiện nay cho trẻ em

Polyethylene glycol

PEG không điện giải (polyethylene 3350; ví dụ MiraLax, Glycolax, hoặc Restoralax) là thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Vì thuốc có vị ngon và có ít tác dụng phụ hơn những thuốc khác nên PEG không điện giải được hầu hết chuyên gia ưa dùng hơn để tháo nghẹt và điều trị táo bón mạn. Thuốc được dùng để điều trị táo bón ngắn hạn ở người lớn và không cần kê đơn tại Mỹ. Tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy (10%), đầy hơi (6%), và đau bụng (2%). Những triệu chứng này thường nhẹ, thoáng qua, và đáp ứng với việc giảm liều. Các nghiên cứu ngắn và dài hạn cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về nồng độ điện giải hoặc các xét nghiệm khác khi điều trị bằng PEG. Một nghiên cứu đang được tiến hành để giải quyết các câu hỏi vè liệu rằng có tác dụng phụ nào của các chất chuyển hóa PEG 3350 trên trẻ em không. Tạm thời, NASPGHAN đã công bố các câu hỏi thường gặp về việc sử dụng PEG ở trẻ em.

Liều là 0.4-0.8 g/kg/ngày (tối đa 17 g). Trong một thử nghiệm về liều lượng thì liều 0.4 g/kg/ngày có tỷ lệ thành công cao nhất (74%) đồng thời cũng ít phàn nàn về đau bụng hoặc són phân hơn liều cao. Liều hiệu quả với một bệnh nhân là không thể đoán được, và nhiều bệnh nhân cần liều tương đối cao để điều trị ban đầu táo bón, sau đó dùng liều duy trì thấp hơn. Do đó, chúng tôi sử dụng kinh nghiệm khi lựa chọn liều. Trong thực hành thì chúng tôi sử dụng liều ban đầu là 4 tsp (17g = xấp xỉ 3.5 tsp) cho bệnh nhân từ 20 kg trở lên, tăng hoặc giảm 1/2 tsp- 1 tsp mỗi ngày cho đến khi đi ngoài phân mềm. Chúng tôi hiếm khi phải sử dụng nhiều hơn 6-7 tsp/ngày. Với bệnh nhân có cân nặng nhỏ hơn 20 kg, nên sử dụng liều ban đầu thấp hơn một chút (0.4-0.8 g/kg/ngày), với điều chỉnh liều tăng hoặc giảm để phân mềm. Cần thêm các thử nghiệm về liều lượng để xác định liều tối ưu, đặc biệt với trẻ cần điều trị PEG dài hạn.

Thuốc chứa thành phần Polyethylene glycol được gọi là thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Thuốc chứa thành phần Polyethylene glycol được gọi là thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy PEG không điện giải có hiệu quả hơn hoặc tương tự với lactulose và magie hydroxide trong khi ít tác dụng phụ hơn và dễ uống hơn. Đặc biệt, một đánh giá hệ thống đã kết luận rằng PEG cao hơn lactulose hoặc sữa magie, về tần suất đi ngoài cao hơn và giảm nhu cầu điều trị bổ sung, mặc dù sự khác biệt là nhỏ và chất lượng của bằng chứng thì yếu. Bệnh nhân dung nạp PEG tốt tương được hoặc tốt hơn các phác đồ khác, cho thấy khả năng PEG có liên quan đến sự cải thiện việc tuân thủ điều trị (ví dụ 95 vs 65% trong 1 nghiên cứu).

Các chế phẩm uống của PEG có điện giải (Transipeg, Movicol, Movicolon) có sẵn ở Mỹ. Việc bổ sung các chất điện giải mang lại lợi ích trên lý thuyết là tránh sự mất điện giải, nhưng điều này cũng làm thay đổi khẩu vị, từ đó có thể làm giảm tính ngon miệng. Một thử nghiệm ở Hà Lan so sánh hiệu quả của PEG có điện giải (Transipeg) với lactulose ở 100 trẻ bị táo bón chức năng. So với giai đoạn trước điều trị thì tần suất đi ngoài tăng lên, và các đợt són phân giảm ở cae 2 nhóm sau 8 tuần điều trị. Tuy nhiên, thành công (được định nghĩa là ≥3 lần đi ngoài / tuần và ≤1 đợt són phân mỗi 2 tuần) thì nhiều hơn ở nhóm PEG (56 vs 29 %). Theo báo cáo thì trẻ ở nhóm PEG ít đau bụng, căng thẳng, và đau khi đi ngoài hơn nhưng phàn nàn về vị không ngon nhiều hơn so với nhóm lactulose. Kết quả tương tự cũng được báo cáo ở một nghiên cứu nhỏ hơn.

Dầu khoáng

Dầu khoáng là thuốc nhuận tràng bôi trơn, trước đây là phác đồ chính để điều trị táo bón mạn và són phân. Ngày nay được thay thế bằng nhuận tràng thẩm thấu, dễ uống hơn và ít nhất hiệu quả như dầu khoáng. Có một mối lo ngại trên lý thuyết là sử dụng lâu dài dầu khoáng có thể gây cản trở việc hấp thu vitamin tan trong dầu, nhưng ảnh hưởng này không đáng kể trên lâm sàng. Ngoài ra, ảnh hưởng này có thể được giảm thiểu bằng cách dùng thuốc vào giữa trưa và trước khi đi ngủ, và/hoặc kê vitimin tổng hợp hàng ngày.

Vai trò của dầu khoáng trong điều trị táo bón ở trẻ em
Vai trò của dầu khoáng trong điều trị táo bón ở trẻ em

Dầu khoáng, đặc biệt là dùng lượng lớn, có thể làm trẻ cảm thấy không thích. Để thuốc trở nên ngon miệng hơn thì có thể để lạnh và trộn tỷ lệ 1:1 với thức ăn chứa chất béo mà trẻ thích (ví dụ pudding, sữa chua, siro socola). Nên cảnh báo các gia đình về khả năng dầu khoáng rò rỉ qua hậu môn, có thể làm hỏng quần áo hoặc đồ đạc. Liều là 1-3 mL/kg/ngày, điều chỉnh liều đạt được phân mềm. Nếu rò rỉ dầu qua hậu môn thì thường cho thấy cần phải tháo nghẹt hoặc liều dầu khoáng quá nhiều.

Dầu khoáng có thể gây viêm phổi mỡ nguy hiểm nếu hít phải. Do đó, không nên sử dụng ở bệnh nhân có nguy cơ hít phải, bao gồm trẻ nhũ nhi (<12 tháng tuổi), trẻ có bất thường phát triển thần kinh, hoặc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.

Magie hydroxide

Magie hydroxide (sữa magie) là thuốc nhuận tràng thẩm thấu được sử dụng nhiều trước đây nhưng đã được thay thế bởi PEG vì tính ngoan miệng, và hiệu quả thấp hơn. Thuốc kích thích nhu động và bài tiết của dạ dày ruột từ đó giải phóng cholecystokinin. Phải tránh sử dụng magie hydroxide ở trẻ nhũ nhi hoặc bệnh nhân suy thận vì những trẻ này dễ bị tăng magie máu. Liều dùng là 1-2 mL/kg, 1 lần 1 ngày.

Lactulose

Lactulose là một thuốc nhuận tràng thẩm thấu và thường dung nạp tốt trong thời gian dài. Lactulose không bị hấp thu bởi ruột non. Một số bệnh nhân báo cáo bị mất hiệu quả theo thời gian, có lẽ là do sự suy giảm của vi khuẩn ở đại tràng. Tác dụng phụ bao gồm đầy hơi và đau thắt bụng, xảy ra khi đường bị chuyển hóa bởi hệ vi khuẩn ở đại tràng. Liều dùng là 1 mL/kg (tối đa 30 mL), 1 hoặc 2 lần / ngày.

Thuốc nhuận tràng kích thích

Nhuận tràng kích thích, như senna và bisacodyl, đôi khi được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn để tránh tái phát nghẹt (phác đồ “cứu hộ”), và việc sử dụng cho mục đích này được ủng hộ bởi kinh nghiệm lâm sàng và guideline của các chuyên gia, mặc dù còn thiếu các thử nghiệm có đối chứng về việc sử dụng những thuốc này cho táo bón ở trẻ em. Trước đây người ta lo ngại về khả năng dung nạp hoặc phụ thuộc khi sử dụng nhuận tràng kích thích kéo dài. Vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở người, nhưng dường như hầu hết bệnh nhân vẫn đáp ứng với những thuốc này khi sử dụng kéo dài.

Tuy nhiên, hầu hết bác sĩ nhi chỉ cho nhuận tràng kích thích cho bệnh nhân táo bón nặng không đáp ứng với nhuận tràng thẩm thấu và thay đỏi chế độ ăn, tốt nhất là dưới sự theo dõi của chuyên gia tiêu hóa nhi. Những thuốc nhuận tràng này thường được sử dụng kết hợp với chất làm mềm phân như docusate (Colace) hoặc chất bôi trơn như dầu khoáng. Nhuận tràng kích thích cũng có thể hữu ích ở những bệnh nhân có dị tật hậu môn trực tràng hoặc các rối loạn khác ảnh hưởng đến sự kích thích hậu môn trực tràng, có thể ảnh hưởng đến chức năng cảm giác và vận động và dẫn đến táo bón và són phân.

Các thuốc mới

Các thuốc mới được sử dụng ở người lớn bị táo món mạn bao gồm thuốc bài tiết linaclotide (Linzess), chất chủ vận thụ thể guanylate cyclase, và lubiproston (Amitiza), và chất kích thích kênh clo. Một nghiên cứu nhi khoa báo cáo tác dụng phụ của lubiprostone tương tự như ở người lớn, tuy nhiên, nghiên cứu này không được thiết kế đặc biệt để đánh giá hiệu quả. Các nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của lubiproston để điều trị táo bón chức năng ở trẻ em đang được tiến hành. Những loại thuốc này được chấp thuận ở Mỹ cho táo bón mạn ở người lớn nhưng là các thuốc thế hệ 2 (nhuận tràng tạo khối và thẩm thấu được ưa dùng hơn). Prucalopride (Resotran, Resolor), một chủ vận thụ thể serotonin làm tăng nhu động ruột, được chấp thuận và có sẵn ở châu Âu và Canada, nhưng ở Mỹ thì không. Mặc dù các thử nghiệm lâm sàng cho thấy prucalopride có hiệu quả ở người lớn, một nghiên cứu ngẫu nhiên lớn trên trẻ em cho thấy không hiệu quả so với giả dược. Những phát hiện này không loại trừ khả năng prucalopride có thể có hiệu quả với nhóm nhỏ trẻ em, ví dụ những trẻ lớn (≥12 tuổi) hoặc những trẻ có táo bón vận chuyển chậm.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ

Sau khi tháo nghẹt, bệnh nhân phải được điều trị duy trị thuốc nhuận tràng đường uống để “tái đào tạo” ruột và tránh tái nghẹt, có thể bắt đầu lại chu kỳ táo bón. Phải duy trì đủ liều thuốc để tạo thói quen đi ngoài phân mềm 1 hoặc 2 lần/ngày. Điều quan trọng là phải bắt đầu duy trì thuốc nhuận tràng ngay sau khi tháo nghẹt để tránh tái tích tụ phân.

Việc điều trị kéo dài bằng thuốc nhuận tràng thẩm thấu được ủng hộ bởi kinh nghiệm lâm sàng và một số thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng. Các chuyên gia và guideline đều khuyến khích điều trị tích cực; can thiệp sớm giúp sự hồi phục nhanh hơn.

Thuốc nhuận tràng được coi là an toàn và hay được sử dụng nhất cho trẻ em bao gồm polyethylene glycol 3350, magie hydroxyd (sữa magie), lactulose, và dầu khoáng. Loại thuốc nhuận tràng không quan trọng bằng sử dụng đủ liều và đảm bảo tuân thủ; sự lựa chọn mang tính cá nhân hóa theo hoàn cảnh, sự quen thuộc, và sự chấp thuận của trẻ. Liều phải dựa vào tuổi, cân nặng, và mức độ nghiêm trọng của táo bón. Không có bằng chứng về khả năng dung nạp với nhuận tràng thẩm thấu hoặc dầu bôi trơn, và rất ít bằng chứng cho thây đây là vấn đề với nhuận tràng kích thích như senna hoặc bisacodyl. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân của tác giả thì trẻ em được điều trị bằng senna có vẻ khó cai thuốc hơn so với những trẻ điều trị bằng bisacodyl hoặc các thuốc khác.

Cha mẹ phải được khuyên điều chỉnh liều nhuận tràng theo đáp ứng, và tăng liều 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ đi phân mềm 1 hoặc 2 lần /ngày, hoặc giảm liều nếu bệnh nhân xuất hiện tiêu chảy. Cha mẹ phải được cảnh báo rằng ban đầu có thể còn són phân, đặc biệt nếu trẻ sợ hoặc tiếp tục kháng cự việc đi ngoài.

Sau khi bắt đầu điều trị nhuận tràng, nên khuyên cha mẹ khuyến khích trẻ sử dụng nhà vệ sinh 5-10 phút vào cùng 1 thời điểm trong ngày, tốt nhất là sau bữa sáng hoặc bữa tối. Với những trẻ không được dạy đi vệ sinh tốt thì chúng tôi trì hoãn kế hoặc đi vệ sinh này cho đến khi trẻ điều trị nhuận tràng hiệu quả ít nhất 2-4 tuần, để đảm bảo rằng trẻ không gặp bất cứ đau đớn hoặc phân cứng khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, chế độ đi vệ sinh có thể bắt đầu sớm hoặc muộn, phụ thuộc vào sự sẵn sàng của trẻ. Nếu trẻ không đi ngoài trong vài ngày, có thể cần sử dụng tuyp thụt để làm trống trực tràng và sau đó tăng liều nhuận tràng. Nếu són phân thì tháo nghẹt như phần trước đã viết có thể cần thiết.

Một số lưu ý mà bố mẹ cần biết khi sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ
Một số lưu ý mà bố mẹ cần biết khi sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ

Bố mẹ nên cho con sử dụng thuốc nhuận tràng trong bao lâu?

Con bạn nên dùng thuốc nhuận tràng cho đến khi chúng hình thành thói quen đi đại tiện bình thường. Lý tưởng nhất là con bạn nên đi vệ sinh 1 lần mỗi ngày và khi đi vệ sinh con của bạn không còn gặp tình trạng đau đớn. Tốt nhất nên dùng thuốc nhuận tràng trong ít nhất 3 tháng, tuy nhiên nhiều trẻ cần dùng thuốc nhuận tràng trong hơn 6 tháng, cho đến nhiều năm – đặc biệt đối với những đứa trẻ bị táo bón trong thời gian dài.

Thuốc nhuận tràng hoạt động tốt nhất khi dùng hàng ngày. Bạn có thể cần điều chỉnh liều lượng theo thời gian, nhưng điều quan trọng là phải tiếp tục điều trị theo lời khuyên. Uống thuốc nhuận tràng có tốt không?Thuốc nhuận tràng không làm cho ruột “lười biếng” và chúng không gây nghiện nên bố mẹ không cần quá lo về việc sử dụng thuốc nhuận tràng sẽ gây phụ thuộc vào thuốc. Nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về đường dùng, liều dùng. Và lưu ý không tự ngừng thuốc nhuận tràng quá sớm có thể dẫn đến táo bón liên tục quay trở lại.

==>> Xem thêm bài viết khác tại nhà thuốc: ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN MẠN TÍNH VÀ SÓN PHÂN TRẺ EM (phần 2)

Việc điều trị táo bón cho trẻ em liên quan đến việc làm sạch ruột, đẩy hết một lượng lớn phân cứng ở trong đường tiêu hoá ra ngoài cơ thể, có các biện pháp để ngăn ngừa táo bón quay trở lại và bố mẹ hãy luôn dạy trẻ thói quen đại tiện bình thường. Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bố mẹ cần có những thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen đi vệ sinh. Nếu có điều gì cần giải đáp liên quan đến vấn đề táo ở trẻ thì bố mẹ hãy để lại câu hỏi phía dưới hoặc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline để được dược sĩ chuyên môn của nhà thuốc tư vấn.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Elie Mulhem, Faiza Khondoker, Sanjiv Kandiah, Constipation in Children and Adolescents: Evaluation and Treatment, nguồn Pubmed. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2023.

2. Tác giả: Stephen M Borowitz, Daniel J Cox, Boris Kovatchev, Lee M Ritterband, Jennifer Sheen, James Sutphen, Treatment of childhood constipation by primary care physicians: efficacy and predictors of outcome, nguồn Pubmed. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2023.

3. Tác giả: Chris Wallace, Vassiliki Sinopoulou, Morris Gordon, Anthony K Akobeng, Alejandro Llanos-Chea, Gregory Hungria, Liz Febo-Rodriguez, Amanda Fifi, Lilibet Fernandez Valdes, Amber Langshaw, Miguel Saps,  Probiotics for treatment of chronic constipation in children, nguồn Pubmed. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2023.

4 thoughts on “Thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón ở trẻ em: phân loại, lưu ý

    • Dược sĩ Minh Thư says:

      Nếu tăng liều thuốc nhuận tràng cao hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất chỉ gây tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc thôi ạ chứ không đẩy nhanh tác dụng nhuận tràng vì vậy bạn nên dùng đùng liều khuyến cáo của nhà sản xuất và theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here