Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú hiệu quả tại nhà

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

sữa mẹ chảy nhiều khi cho con bú

Nhathuocngocanh.com – Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế mắc bệnh,.. Sữa mẹ ít là điều khiến nhiều bà mẹ đau đầu thì tình trạng sữa mẹ chảy nhiều khi cho con bú là vấn đề gây nhiều phiền toái cho cả mẹ và bé. Vậy nếu như sữa mẹ chảy nhiều khi cho con bú? Trong bài viết này, Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp các mẹ biết cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú.

Nguyên nhân sữa mẹ chảy nhiều khi cho con bú là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng sữa mẹ tiết ra nhiều khi trẻ bú mẹ như cơ địa của người mẹ, vấn đề ăn uống sinh hoạt hay cách cho con bú,… Trong số rất nhiều nguyên nhân thì người ta nhận thấy rằng một số nguyên nhân dưới đây được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến cho sữa mẹ chảy nhiều:

Thời gian giữa các lần cho bú quá dài

Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến người mẹ bị chảy nhiều sữa khi cho con bú. Do sữa mẹ được tạo ra liên tục và sẽ được trữ sẵn trong bầu ngực mẹ để có thể cho con bú mỗi lúc. Chính vì vậy nếu như thời gian giữa các lần mẹ cho con bú quá dài thì sẽ dẫn đến tình trạng sữa được sản xuất nhưng không được giải phóng ra ngoài. Tình trạng này dẫn đến sữa mẹ được tích trữ trong hai bầu vú nhiều, căng ngực nên dẫn đến sữa mẹ chảy nhiều khi cho con bú. Điều này thường gặp nhiều vào thời điểm bé bú vào buổi sáng sau một đêm dài do đây có thể là thời điểm mà sữa mẹ về dồi dào nhất.

Thể chất của người mẹ

Theo nghiên cứu người ta ước tính rằng trung bình mỗi bên ngực sẽ có khoảng 100.000 -300.000 tuyến sữa. Tuy nhiên trong ở hầu hết các bà mẹ thì các tuyến sữa sẽ không hoạt động hết. Với những bà mẹ bài có số lượng tuyến sữa hoạt động gần nhiều và gần như là tối đa thì sẽ thường gặp vấn đề sữa mẹ quá nhiều hơn những trường hợp khác. Vì vậy mà khi con bú mẹ sẽ dẫn đến sữa chảy nhiều.

Mẹ dùng máy hút sữa quá nhiều

Nhiều bà mẹ lựa chọn cách sử dụng máy hút sữa để khắc phục tình trạng bị căng sữa. Hoặc một số khác thì lựa chọn máy hút sữa để nhằm dự trữ sữa, hút sữa để dự trữ ngày càng phổ biến. Tuy nhiên chắc hẳn nhiều mẹ sẽ không biết rằng việc dùng máy hút sữa quá nhiều sẽ khiến cơ thể của mình tiết nhiều sữa. Do khi các mẹ cố gắng để đưa hết lượng sữa trong hai bầu ngực ra thì cơ thể lại tiếp tục sản xuất sữa, cứ một vòng tròn lặp lại như vậy, sữa mẹ được tạo ra nhiều hơn.

Dùng máy hút sữa quá nhiều
Dùng máy hút sữa quá nhiều

Mất cân bằng hormone sản xuất sữa

Nguyên nhân tiếp theo gây tình trạng sữa mẹ chảy quá nhiều khi cho con bú đó là mẹ gặp tình trạng rối loạn hormone sản xuất sữa. Prolactin và Oxytocin được biết là hai hormon có liên quan đến quá trình sản xuất trong cơ thể người mẹ. Nếu như hàm lượng hormone này bị rối loạn sẽ khiến cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn bình thường và khi như con bú khiến sữa xuống nhiều bé bú không kịp.

Dựa vào đâu để biết sữa mẹ chảy nhiều khi cho con bú?

Mẹ có thể nhận biết được tình trạng sữa mẹ chảy nhiều khi cho con bú bằng các triệu chứng xảy ra ở mẹ hoặc các triệu chứng xảy ra ở trẻ. Dưới đây là một số các dấu hiệu giúp các mẹ có thể nhận biết được một cách dễ dàng nhất xem liệu mình thuộc trường hợp tiết nhiều sữa hay không. Cụ thể:

Triệu chứng ở mẹ

Ngực mẹ bị căng tức: Do sữa mẹ về nhiều nên sẽ khiến cho hai bầu ngực của mẹ bị căng tức, lúc này các mẹ sẽ cảm thấy ngực của mình trở nên nặng nề và khó chịu. Nếu như mẹ bị căng tức ngực kéo dài thì có thể gây nên việc mẹ bị mất sữa cho do các tuyến sữa ở người mẹ không hoạt động. Ngoài ra ở các bà mẹ còn có thể gặp một số vấn đề khác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như mẹ có thể bị viêm tuyến vú, bị áp xe vú,…

Mẹ thường bị tắc tia sữa: Cơ thể mẹ tiết nhiều sữa nhưng con lại không bú hết khiến cho cặn sữa đọng lại gây tắc tia sữa.

Đầu ti mẹ bị đau: Đầu ti có thể bị cương do sữa chảy nhiều. Khi trẻ bú mẹ có thể khiến mẹ bị đau rát đầu ti. Nhiều trường hợp có thể mẹ bị chảy máu núm vú, nứt đầu ti và tình trạng viêm núm vú mức độ nặng.

Khi sữa về mẹ sẽ cảm thấy đau đớn: Sữa mẹ liên tục sản xuất, sữa cũ chưa được bé bú hết mà sữa mới lại về thì có thể dẫn đến đông sữa mẹ. Điều này xảy ra lâu dần khiến cho các mẹ bị đau đớn khi sữa về.

Sữa chảy ra ngoài: Nhiều mẹ gặp tình trạng sữa mẹ chảy ra ngoài nên thường phân vân không biết liệu sữa chảy ướt áo có phải nhiều sữa. Sữa về nhiều đầy ở trong hai bầu ngực mà con bạn chưa kịp bù thì có thể dẫn đến sữa chảy ra bên ngoài ướt đẫm áo mẹ. Tình trạng này khiến nhiều mẹ khó chịu và có thể khiến cho mẹ cảm thấy ngại ngùng trước đám đông. Tưởng chừng không gây ảnh hưởng gì đến mẹ nhưng nhiều trường hợp mẹ bị viêm đầu ti cho sữa mẹ thường xuyên bị rò rỉ ra ngoài.

Sữa chảy nhiều ướt áo khiến các mẹ tự ti khi ra ngoài
Sữa chảy nhiều ướt áo khiến các mẹ tự ti khi ra ngoài

Triệu chứng ở trẻ nếu sữa mẹ chảy nhiều khi cho con bú

Trẻ bị sặc, trớ khi bú mẹ: Nhiều trẻ sẽ bị nôn trớ, sặc sữa do lượng sữa mẹ nhiều và sữa chảy quá nhanh khiến trẻ không kịp nuốt. Dòng sữa chảy ra từ vú của mẹ quá mạnh và nhanh, bé có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Những em bé cố gắng bú mẹ bằng cách bú mạnh thường bị sặc và trớ sữa. Nếu như tình trạng này mẹ không tìm cách khắc phục sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi khi bú mẹ và trở nên lười bú, quấy khóc.

Để ngăn sữa không chảy nhiều thì nhiều trẻ có thể cắn vào đầu ti mẹ hoặc bỏ bú mặc dù chưa hết sữa.

Trẻ có thể bị đầy bụng, đầy hơi. Quan sát phân trẻ sẽ thấy phân xanh, nhiều bọt và trẻ đi ngoài nhiều lần,… Nguyên nhân xảy ra điều trên là do con của bạn chỉ bú được phần sữa có chứa thành phần nhiều lactose khiến trẻ dung nạp khó.

Mặc dù sữa mẹ nhiều nhưng con bạn không tăng cân mặc dù được bú đủ và bú no.

==>> Xem thêm bài viết: Nguyên nhân, cách xử lý khi bị căng sữa sau sinh

Cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú

Nhiều bà mẹ vẫn luôn tìm kiếm cách có thể ngăn tình trạng sữa chảy nhiều nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Dưới đây là một số cách khắc phục cho mẹ bị sữa chảy nhiều, các mẹ có thể bỏ túi để sử dụng:

Cho trẻ bú ở từng bên một

Một cách ngăn sữa chảy nhiều hiệu quả là các mẹ nên cho con bú từng bên một. Khi nào sữa hết bên này thì mới chuyển sang bên khác cho trẻ bú. Việc làm này còn giúp trẻ có thể có cả sữa đầu và sữa cuối.

Trong trường hợp nếu như con của bạn đã no rồi thì có thể cho trẻ nghỉ một thời gian sau đó hãy cho trẻ bú tiếp bên còn lại. Hoặc các mẹ có thể hút sữa bên còn lại bằng máy hút sữa. Điều này sẽ giúp sữa trong bầu ngực được tiết hết ra sẽ giảm căng tức vú và sẽ không khiến mẹ bị mất cân đối bên nhiều sữa, bên ít sữa.

Chia thành nhiều bữa bú

Sữa mẹ được tạo liên tục nên các mẹ hãy cho con bú thật nhiều lần trong ngày, sẽ giúp sữa vơi bớt, bầu ngực sẽ không tích trữ quá nhiều sữa. Khi đó con có bú mẹ cũng sẽ không bị sữa chảy ồ ạt làm trẻ khó chịu. Có thể chia mỗi lần trẻ bú cách nhau 1 -2 tiếng. Các mẹ có thể tham khảo cách ngăn sữa chảy nhiều khi bú được nhiều mẹ đã áp dụng và chia sẻ là có hiệu quả tốt.

Lựa chọn tư thế cho con bú đúng

Tại sao tư thế cho con bú lại có thể giúp ngăn sữa chảy nhiều cho con bú? Lý do đơn giản vì khi trẻ được bú đúng tư thế sẽ giúp trẻ nhận được nhiều sữa hơn, trẻ cũng cảm thấy thoải mái, không bị sặc sữa hơn. Tư thế được cho là giúp ngăn sữa chảy nhiều như sau: các mẹ sẽ ngồi ôm sao cho con của bạn sẽ đối diện với vú mẹ hoặc có thể lựa chọn tư thế nằm nghiêng để bú. Mẹ cần lưu ý khi bú trẻ cần ngậm hết cả quầng vú mẹ, môi dưới của trẻ sẽ hơi ra phía ngoài,… Đặc biệt các mẹ cần chú ý khi cho trẻ bú thì bầu vú của mẹ phải ở vị trí thấp hơn so với đầu của trẻ. Điều này sẽ giúp cho sữa mẹ chảy chậm hơn, trẻ bú mẹ sẽ dễ hơn.

Tư thế bú đúng cũng là một trong những cách hưu ích ngăn sữa mẹ chảy nhiều khi con bú
Tư thế bú đúng cũng là một trong những cách hưu ích ngăn sữa mẹ chảy nhiều khi con bú

Khi trẻ bú, mẹ dùng tay nhấn nhẹ vào núm vú

Một cách được đánh giá là hữu ích cho việc ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú là dùng tay nhấn nhẹ vào núm vú khi con của bạn bú sẽ giúp sữa chảy chậm do lúc này các tuyến sữa sẽ bị chặn lại.

Vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa

Với những trường hợp bà mẹ bị căng tức sữa thì có thể dùng tay hoặc dùng máy hút sữa để hút sữa bớt ra cho thấy dễ chịu. Nên thực hiện trước khi cho con bú sẽ giúp giảm thể tích sữa trong ngực, sữa sẽ không bị chảy quá nhiều nữa.

Hãy thử các mẹo dân gian

Theo dân gian có một số loại thảo mộc được biết là giúp tăng cường nguồn sữa của phụ nữ nhưng cũng có một số loại thảo mộc được sử dụng theo truyền thống để làm giảm bớt lượng sữa ở mẹ. Vì vậy, nếu bạn có quá nhiều sữa mẹ, có thể thử một số cách này để cố gắng giảm bớt hoặc bình thường hóa nguồn sữa của mình. Cụ thể:

  • Cây xô thơm: Mặc dù chưa có nghiên cứu quan trọng nào chứng minh thực tế rằng cây xô thơm làm giảm sản xuất sữa, nhưng từ xưa ông bà ta dùng cây xô thơm thấy rằng việc sử dụng loại thảo mộc này có thể giúp ích cho những người có nhiều sữa mẹ. Vì cây xô thơm là một loại thảo mộc phổ biến, nên các mẹ hãy thử xem liệu nó có hiệu quả không.
  • Cây Bạc hà: Bạc hà là một loại thảo mộc thơm ngon thường được tìm thấy trong kẹo và trà, và bạn có thể mua nó ở bất cứ đâu như chợ, siêu thị. Giống như cây xô thơm, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng bạc hà có thể làm giảm lượng sữa nhưng những nhiều mẹ sử dụng đánh giá có hiệu quả tốt.

==>> Xem thêm bài viết: Ảnh hưởng của chế độ ăn của mẹ đến chất lượng sữa

Sữa mẹ chảy nhiều cho con bú là vấn đề khiến nhiều bà mẹ cảm thấy rất khó chịu, ngực bị rò rỉ thường xuyên hoặc liên tục là mất tự tin và có nhiều khả năng bị viêm vú tái phát hơn. Vấn đề này còn làm trẻ bị sặc, trớ và sợ bú mẹ,…. Hy vọng qua bài viết có thể giúp ích được cho các mẹ biết cách ngăn sữa chảy nhiều khi cho con bú. Nếu như có điều gì còn phân vân, cần được giải đáp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Chuyên gia của Pubmed, Milk Volume, Pubmed. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.

2. Tác giả:  Elizabeth LaFleur, R.N., What causes hyperlactation during breast-feeding?, Mayoclinic. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here