Nguyên nhân thiếu Vitamin và khoáng chất, biện pháp khắc phục

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhathuocngocanh – Vitamin và khoáng chất là những vi chất cần thiết cho hoạt động sống của con người. Chúng được tìm thấy rất nhiều trong các loại rau, củ, quả, thịt động vật. Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cân bằng giữa các nhóm chất hoặc ăn kiêng quá mức là những yếu tố hàng đầu gây thiếu hụt Vitamin và khoáng chất. Vậy nguyên nhân thiếu Vitamin và Khoáng Chất là gì? trong bài viết này, nhà thuốc Ngọc anh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Nguyên nhân thiếu Vitamin và Khoáng Chất

Các Vitamin và chất khoáng luôn có sẵn trong ngũ cốc và thực phẩm (gạo, mì, thịt, cá, trứng, sữa, rau, quả…), vì vậy đối với những người không cổ quá trình rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa (ỉa chảy, tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày- tá tràng…) và không ăn kiêng, có chế độ ăn cần đối với thực phẩm đảm bảo chất lượng thì không bao giờ thiếu và không cần bổ sung. Nguyên nhân thiếu Vitamin và Khoáng Chất là gì?

Do cung cấp thiếu

Các nguyên nhân liên quan đến việc đưa không đủ Vitamin và chất khoáng vào cơ thể bao gồm.

Chất lượng thực phẩm không đảm bảo

Ngũ cốc để lâu ngày hoặc bị mốc sẽ giảm lượng các Vitamin nhóm B có trong lớp vỏ áo của hạt (gạo, mì..). Rau quá úa, héo hoặc bảo quản lạnh lâu ngày làm giảm hàm lượng Vitamin C.

Khâu chế biến không đúng cũng có thể làm giảm lượng Vitamin mặc dù chất lượng thực phẩm ban đầu tốt. Ví dụ: các Vitamin nhóm B và C đều dễ hỏng trong môi trường kiềm, khi tiếp xúc với kim loại, nhiệt độ cao hoặc các chất oxy hóa. Nói chung, các Vitamin tan trong nước dễ bị hỏng hơn các Vitamin tan trong dầu và không có dự trữ trong cơ thể nên dễ gặp hiện tượng thiếu hơn.

Chất lượng thực phẩm không đảm bảo
Chất lượng thực phẩm không đảm bảo

Do chất đất và nguồn nước ở từng địa phương

Vùng núi đá vôi gây thừa calci nhưng lại thiếu iod do chất này bị cản trở hấp thu khi đưa cùng calci. Chất đất và nước ở một số vùng có hàm lượng iod hoặc fluor thấp gây bệnh bướu cổ địa phương, hỏng răng…

Do ăn kiêng

Ăn kiêng do tập tục, tôn giáo gây thiếu một số vi chất có nguồn gốc từ thực phẩm động vật như Vitamin B12, Vitamin D, sắt,… cần ăn kiêng để giảm cân thì thiếu gần như toàn bộ vi chất vì chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.

Người nghiện rượu có bữa ăn thiếu cả về chất và lượng, thêm vào đó, ethanol từ rượu dùng kéo dài gây tổn hại đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu các Vitamin nhóm B. Nghiện rượu gây xơ gan dẫn đến giảm khả năng dự trữ Vitamin của gan, gây tắc mật làm giảm hấp thu Vitamin tan trong dầu, thiếu albumin làm giảm hấp thu Vitamin A

Thiếu Vitamin và khoáng chất do ăn kiêng
Thiếu Vitamin và khoáng chất do ăn kiêng

Do rối loạn hấp thu

Suy dinh dưỡng, ỉa chảy kéo dài, nghiện rượu, tắc mật…đều làm giảm hấp thu các chất, trong đó có vi chất dinh dưỡng.

Ở người cao tuổi, sự thiếu vi chất là do sự giảm chức năng của hệ tiêu hóa: giảm sự tiết dịch vị, dịch mật, dịch tụy…và sự hoạt động kém hiệu quả của các cơ chế hấp thu tích cực qua niêm mạc ruột. Thêm vào đó, do nhu động ruột yếu, hay bị táo bón nên các bệnh nhân cao tuổi thường dùng thuốc nhuận tràng kéo dài cũng là một nguyên nhân cản trở hấp thu các chất.

Rối loạn hấp thu có thể do một số bệnh đường tiêu hóa như viêm tụy, tắc mật, loét dạ dày – tá tràng…

== >> Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục

Do nhu cầu cơ thể tăng nhưng cung cấp không đủ

Phụ nữ có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì hoặc bệnh nhân sau ốm dậy, sau mổ, nhiễm khuẩn kéo dài…đều có nhu cầu về vi chất dinh dưỡng tăng hơn bình thường. Những trường hợp này nếu được bổ sung tốt bằng chế độ ăn uống thì không cần dùng thêm Vitamin dạng thuốc. Uống hoặc tiêm Vitamin chỉ cần khi không ăn được do rối loạn tiêu hóa hoặc ăn không đủ (do mệt mỏi, chán ăn…).

Các nguyên nhân gây thiếu đặc biệt khác

Bệnh nhân được nuôi dưỡng nhân tạo hoàn toàn theo đường tiêm (TPN)

Vì các chất dinh dưỡng chỉ đơn thuần là hợp phần cung cấp protein, glucid, lipid, lại có độ tinh khiết cao do đòi hỏi của đường đưa thuốc nên không hề có Vitamin và chất khoáng.

Trong trường hợp này phải đưa hỗn hợp cả Vitamin và chất khoáng thì các chất đưa vào mới chuyển hóa được.

Bệnh nhân có khuyết tật di truyền. Ví dụ các trường hợp sau:

  • Còi xương do thiếu men 1 α-hydroxylase ở thận. Trường hợp này hiếm gặp nhưng nếu gặp thì rất khó điều trị và phải dùng Vitamin D liều rất cao.
  • Bệnh thiếu hụt yếu tố nội (để hấp thu Vitamin B12) do di truyền dẫn đến những thoái triển ở hệ thần kinh phối hợp với thiếu máu, bệnh gặp ở trẻ nhỏ một vài tháng sau khi sinh. Trường hợp này phải dùng Vitamin B12 đường tiêm để điều trị.

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là sơ sinh thiếu tháng hay thiếu Vitamin K

  • Do đó, để tránh nguy cơ xuất huyết não, người ta tiêm Vitamin K cho các cháu mới lọt lòng.

Thiếu do tương tác thuốc

Các chất làm giảm hấp thu Vitamin: thuốc kháng folat (sulfamid, methotrexate…) làm giảm hấp thu Vitamin nhóm B do cản trở cơ chế vận chuyển tích cực qua niêm mạc ruột: thuốc nhuận tràng dạng dầu khoáng (dầu parafin ), thuốc giảm toan dạ dày (antacid) cản trở hấp thu các Vitamin A.

Do sự cạnh tranh khi hấp thu. Điều này xảy ra do lạm dụng các dạng thuốc này ở liều cao:

  • Liều cao Vitamin E dẫn đến sự cạn kiệt dự trữ Vitamin A hoặc giảm hấp thu Vitamin.
  • Thừa Molipden gây tăng đào thải đồng (Cu), thừa kẽm (Zn) cản trở hấp thu, và sử dụng Cu và Fe.
  • 5. Xử trí khi thiếu Vitamin và chất khoáng
  • Phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ nó là việc phải làm đầu tiên.

Ví dụ:

  • Nếu thiếu do rối loạn hấp thu thì phải điều trị các bệnh liên quan (ỉa chảy, suy gan, tắc mật…).
  • Thiếu do cung cấp không đủ cho nhu cầu thì phải tăng cường thêm khẩu phần ăn hoặc sử dụng thêm Vitamin và chất khoáng khi thiếu trầm trọng…

Việc bổ sung Vitamin và chất khoáng hợp lý nhất là phải lấy từ thực phẩm vì đó là nguồn cung cấp đầy đủ và cân đối nhất. Bổ sung dưới dạng thuốc chỉ khi thiếu trầm trọng hoặc trong trường hợp chưa có điều kiện sửa đổi lại chế độ ăn. Thí dụ bệnh nhân thiếu Vitamin A, thiếu sắt ở bệnh nhân nghèo, những người mà hợp phần dinh dưỡng chủ yếu là ngũ cốc và rau. Trường hợp thiếu Iod ở một số địa phương do đặc điểm địa lý cũng phải bù Iod theo dạng muối trộn Iod.

Tất cả các yếu tố gây thiếu Vitamin và chất khoáng đã nêu trên gây ra những rối loạn chuyển hóa các chất. Thường thì ít có hiện tượng thiếu đơn độc một chất trừ nguyên nhân thiếu do khuyết tật di truyền hoặc do tương tác thuốc.

Vì vậy việc bổ sung Vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng các chất đơn lẻ. Tỷ lệ phối hợp của các công thức khác nhau nên khi lựa chọn phải căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu để bổ sung cho phù hợp.

== >> Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cho các nhiễm khuẩn tim mạch

Một số loại Vitamin, khoáng chất và liều lượng bổ sung hàng ngày được khuyến nghị

Vitamin A

Vitamin A là tên gọi chung của hỗn hợp các Vitamin, còn được gọi là Retinoid (Retinol, Retinal và Acid Retinoic). Vitamin A thể hiện hoạt tính của Retinol.

Vitamin A thuộc nhóm Vitamin chống oxy hóa – những chất có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do được tạo ra trong quá trình sống của cơ thể. Bổ sung Vitamin A giúp góp phần loại bỏ các phản ứng oxy hóa, hạn chế tình trạng lõa hóa đồng thời ngăn ngừa sự tấn công của các bệnh như suy tim và tổn thương cơ.

Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe võng mạc. Hoạt chất đóng vai trò điều tiết chức năng của các tế bào cảm quang hình que, chịu trách nhiệm cho khả năng nhìn đen trắng trong môi trường có ánh sáng cường độ thấp.

Retinal tham gia tổng hợp Glycoprotein, đóng vai trò là đồng yếu tố vận chuyển Mannose đến thành phần Protein.

Acid Retinoic hoạt động như một chất điều hòa phiên mã. Do đó, Acid Retinoic can thiệp vào quá trình biệt hóa và hình thành tế bào, cần thiết cho sự phát triển của xương, đảm bảo tính toàn vẹn của da và niêm mạc. Ngoài ra nó còn cần thiết cho chức năng sinh sản (điều hòa quá trình sinh tinh và tạo phôi), và điều hòa sự biệt hóa của bạch cầu hạt từ tế bào gốc dòng tủy.

Vitamin A có trong thực phẩm nào? Vitamin A được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật như thịt lợn, thịt cá đặc biệt là các loại cá biển. Các loại thực vật có màu xanh lá cây, màu vàng và màu cam có chứa rất nhiều hoạt chất β-caroten. Hoạt chất β-caroten là tiền Vitamin A, sau khi vào cơ thể 1 phân tử β-caroten sẽ tạo ra ít nhất một phân tử Retinol thông qua quá trình thủy phân bằng Enzyme.

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), lượng Vitamin A được khuyến nghị trong chế độ ăn uống là 900 μg đối với nam giới trưởng thành và 700 μg đối với nữ giới trưởng thành. Tuy nhiên nếu bổ sung thừa Vitamin A có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, nôn và thiếu máu.

Vitamin D

Vitamin D là một Vitamin tan trong chất dầu và được dự trữ ở trong gan thông qua quá trình tiêu thụ thực phẩm. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích hoạt quá trình tổng hợp Vitamin D dưới da. Trên thực tế, Vitamin D có hai dạng: Ergocalciferol – có trong thực phẩm thực vật, và Cholecalciferol – được tổng hợp bởi cơ thể hoặc được tìm thấy trong thực vật.

Vitamin D là chất điều hòa chuyển hóa Calci của cơ thể do đó giúp tăng cường quá trình vôi hóa xương đồng thời ngăn ngừa chứng co cơ không chủ đích, chuột rút, co thắt cơ đột ngột gây ra do hạ Calci máu. Vitamin D cũng góp phần duy trì mức Calci và Phospho ổn định trong máu. Ngoài ra Vitamin D còn có nhiều vai trò khác trong cơ thể, bao gồm giảm viêm, điều chỉnh các quá trình như tăng trưởng tế bào, chức năng thần kinh cơ và miễn dịch và chuyển hóa Glucose. Nhiều gen mã hóa Protein điều chỉnh sự tăng sinh, biệt hóa và quá trình chết theo chương trình của tế bào cũng được điều chỉnh một phần bởi Vitamin D.

Thực phẩm giàu Vitamin D bao gồm dầu gan cá, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, sò, tôm, bơ, lòng đỏ trứng, nấm (nguồn thực vật duy nhất cung cấp vitamin D), thịt và gan.

Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) khuyến cáo liều Vitamin D là 600 μg/ngày ở người lớn.

Vitamin E

Vitamin E là một Vitamin tan trong dầu, bao gồm tám dạng đồng phân, bốn Tocopherol (α-, β-, γ- và δ-tocopherol) và bốn Tocotrienols (α-, β-, γ- và δ-tocotrienols), hoạt chất là một thành phần Lipid của màng sinh học. Các dạng đồng phân khác nhau không thể hoán đổi cho nhau và α-tocopherol đại diện cho hợp chất có hoạt tính sinh học cao nhất.

Vitamin E đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại quá trình Peroxy hóa lipid, bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Hơn nữa, Vitamin E có thể ức chế quá trình Peroxy hóa Lipid bằng cách tặng chuyển một nguyên tử Hydro cho các gốc Peroxylipid, do đó làm cho chúng ít phản ứng hơn.

Vitamin E được coi là một yếu tố bảo vệ quan trọng trong tất cả các quá trình có thể xảy ra các tác động tiêu cực do Stress hoặc oxy hóa như các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, thoái hóa thần kinh và ung thư.

Liều lượng Vitamin E được FNB khuyến nghị là 15mg/ngày.

Nguồn vitamin E chính trong chế độ ăn uống được tìm thấy chủ yếu trong các loại thực phẩm như quả hạch, quả hạnh, quả phỉ, các loại đậu, quả bơ, hạt hướng dương, một lượng đáng kể cũng có trong các loại rau lá xanh và ngũ cốc tăng cường.

Vitamin K

Vitamin K còn được gọi là Naphthoquinone, thuộc nhóm Vitamin tan trong chất béo. Vitamin K thường được lưu trữ trong cơ thể và được trích ra để sử dụng khi cần thiết. Vitamin K rất cần thiết cho quá trình tổng hợp Prothrombin ở gan và các yếu tố đông máu khác. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng của các Protein duy trì sức khỏe của xương.

Vitamin K thường được chia ra làm 3 nhóm tùy thuộc vào nguồn gốc và chức năng của nó:

  • Vitamin K1 có nguồn gốc thực vật và tham gia vào quá trình đông máu.
  • Vitamin K2 (Menaquinone) có nguồn gốc từ vi khuẩn, có nhiệm vụ thúc đẩy sự hấp thu của hệ vi sinh đường ruột và rất cần thiết cho sự chắc khỏe của xương.
  • Vitamin K3 (Menadione tan trong nước), hoạt chất có nguồn gốc tổng hợp và được bao gồm trong các loại thuốc có chức năng điều chỉnh quá trình đông máu.

Vitamin K chủ yếu có trong các loại rau (cà chua, rau bina, cải bắp, củ cải), trong khi thực phẩm có nguồn gốc động vật (ngoại trừ gan động vật) lại thiếu hoặc rất ít Vitamin K. Ngoài ra loại Vitamin này cũng được sản xuất bởi hệ vi khuẩn đường ở ruột con người.

FNB khuyến nghị liều lượng Vitamin K cung cấp cho 1 ngày là 120 mg đối với nữ và 90mg với nam giới. Thiếu Vitamin K có thể gây ra các rối loạn trong quá trình đông máu, gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến xương như gãy xương, loãng xương và các dạng viêm xương khớp khác nhau. Ngược lại, việc dư thừa Vitamin K có thể gây ra tình trạng huyết khối, nôn mửa, thiếu máu, đổ mồ hôi quá nhiều, bốc hỏa.

Vitamin B6

Vitamin B6 là một trong những Vitamin tan trong nước, không thể tích lũy trong cơ thể và do đó được tiêu thụ thường xuyên qua thực phẩm. Vitamin B6 là một nhóm các chất bao gồm Pyridoxine, Pyridoxal, Pyridoxamine và Este 5′-phosphate tương ứng của chúng. Trong đó Pyridoxal 5′-phosphate (PLP) và Pyridoxamine 5′-phosphate (PMP) là các dạng coenzyme hoạt động của Vitamin B6.

Vitamin B6 hoạt động như một Coenzym trong các phản ứng chuyển hóa và trong một số phản ứng khử Carboxyl, khử Amin và Racemic hóa của các Acid amin. Do đó, vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa Acid amin, Lipid và Carbohydrate. Ngoài ra, hoạt chất còn góp phần phát triển nhận thức, chức năng miễn dịch và hình thành huyết sắc tố.

Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 nhất bao gồm cá, gan bò và các nội tạng khác, khoai tây, các loại rau giàu tinh bột và trái cây khác.

FNB khuyến nghị liều lượng Vitamin B6 cung cấp cho 1 ngày là 1,3 mg cho cả nam và nữ.

Lượng Vitamin B6 thấp thường thấy ở những người nghiện rượu mãn tính, mang thai, tiền sản giật và sản giật, và các tình trạng kém hấp thu như bệnh celiac và bệnh viêm ruột. Thiếu Vitamin B6 là nguyên nhân gây ra thiếu máu hồng cầu nhỏ, bất thường về điện não đồ, viêm da, trầm cảm và lú lẫn, và suy giảm chức năng miễn dịch. Ngược lại thừa Vitamin B6 có thể gây ra bệnh lý thần kinh cảm giác nghiêm trọng và tiến triển đặc trưng bởi chứng mất điều hòa. Tổn thương trên da, nhạy cảm với ánh sáng và các triệu chứng tiêu hóa, điển hình là buồn nôn và ợ chua.

Sắt

Khoảng hai phần ba lượng Sắt trong cơ thể được tìm thấy trong huyết sắc tố, một loại Protein chứa Heme tập trung trong các tế bào hồng cầu. Sắt heme hiện diện ở trạng thái sắt (Fe 2+ ), cho phép liên kết thuận nghịch với Oxy.

Thiếu máu do thiếu sắt làm giảm khả năng vận chuyển máu và cung cấp Oxy cho cơ bắp, làm suy giảm tuần hoàn máu, khiến da dẻ xanh xao và suy nhược.

Magie

Magiê có vai trò chủ yếu trong việc sản xuất và sử dụng ATP. Mỗi phân tử ATP lại liên kết với một Ion Magie (Mg 2 + ) để tạo nên dạng chức năng sinh học của nó. Trong tế bào, hầu hết ATP hiện diện dưới dạng phức hợp Mg-ATP. Magie cũng hoạt động như một chất điều chỉnh hoạt động của một số Enzym trong chu trình Acid citric, bao gồm Isocitrate dehydrogenase và phức hợp Oxoglutarate dehydrogenase. Ngoài ra, ATP liên kết với các Ion Magie để tạo thành các dạng chức năng sinh học trong ty thể, góp phần cung cấp năng lượng trong tế bào.

Một số loại thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm nào có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và được đánh giá cao.

Súp lơ

Súp lơ xanh chứa hàm lượng Calci, Sắt, Magie, chất xơ và Vitamin rất ấn tượng, đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Súp lơ xanh giàu chất xơ hòa tan, phù hợp với những người có đường tiêu hóa kém, thường xuyên bị táo bón hoặc khó đi ngoài. Loại thực phẩm này còn có thể duy trì Cholesterol trong máu ở mức ổn định. Trong thành phần của súp lơ còn chứa Lutein, Zeaxanthin, giúp tăng cường thị lực và làm giảm quá trình lão hóa võng mạc.

Ngoài ra nhờ lượng Calci, Mangan dồi dào súp lơ xanh còn giúp tăng cường độ cứng cáp của khung xương, hỗ trợ sự phát triển của tóc.

Súp lơ xanh chứa hàm lượng Calci, Sắt, Magie, cao
Súp lơ xanh chứa hàm lượng Calci, Sắt, Magie, cao

Cải bó xôi

Cải bó xôi hay rau chân vịt là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng. Trung bình cứ 100g rau chân vịt có chứa đến 3,75g Sắt, ngoài ra còn có rất nhiều hoạt chất khác như Calci, Kali, Vitamin E,…. Loại rau này có giá trị dinh dưỡng rất cao và thường được chế biến thành các món ăn, nước ép.

Rau chân vịt chứa rất nhiều Vitamin E do đó có tác dụng chống Oxy hóa mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và các tế bào u ác tính. Rau chân vịt rất tốt cho hệ thống thần kinh, chống viêm hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa sự tăng sinh tuyến tiền liệt quá mức.

Hoạt chất Lutein được tìm thấy trong loại thực phẩm này được chứng minh là có hiệu quả tốt trong việc làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim hoặc đột quỵ.

Cải bó xôi hay rau chân vịt là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng
Cải bó xôi hay rau chân vịt là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng

Thịt bò

Trong mỗi 100g thịt bò có chứa khoảng 28g Protein, 10g Lipid đồng thời cung cấp lượng Calo cao hơn hẳn so với thịt cà hoặc thịt lợn.

Carnitine và Acid amin trong thịt bò rất cao, đặc biệt là bắp bò. Do đó việc bổ sung thịt bò vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng cường cơ bắp, bổ sung năng lượng cần thiết cho hoạt hàng ngày. Do chứa nhiều Sắt, nên thịt bò giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu Sắt, phù hợp với những người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Trong thịt bò còn chứa Vitamin B6, Protein giúp tăng cường hàng rào miễn dịch, thúc đẩy quá trình tổng hợp ra Protein. Lượng Protein đầy đủ sẽ giúp chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, giúp hồi phục nhanh thể trạng sau một ngày lao động với cường độ cao.

hịt bò còn chứa Vitamin B6, Protein giúp tăng cường hàng rào miễn dịch
Thịt bò còn chứa Vitamin B6, Protein giúp tăng cường hàng rào miễn dịch

Cá hồi

Với lượng Omega 3 dồi dào, bổ sung thường xuyên cá hồi trong chế độ ăn có thể ngăn chặn nguy cơ các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp hoặc võng mạc. Cải thiện tình trạng kết tập tiểu cầu, gây tắc nghẽn máu trong lòng mạch.

Theo nghiên cứu dùng cá hồi thường xuyên có thể giảm được đến 12% nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp, so với những người không ăn hoặc ăn không thường xuyên.

Làm tăng vẻ đẹp cho làn da, giữ cho tóc luôn bóng mượt đồng thời ngừa gãy rụng hiệu quả. Acid béo không no Omega-3 có trong cá hồi còn làm giảm nguy cơ phân hủy Protein, giúp các cơ săn chắc đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, cá hồi còn được chứng minh là có vai trò quan trọng trong việc hình thành não bộ cũng như chất xám do đó giúp cải thiện trí nhớ và sự thông minh.

Cá hồi rất giàu Omega 3
Cá hồi rất giàu Omega 3

Xử trí khi thiếu Vitamin và chất khoáng

Phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ nó là việc phải làm đầu tiên. Vậy làm sao để biết mình thiếu Vitamin gì? Thiếu hoặc thừa mỗi loại Vitamin và khoáng chất khác nhau sẽ có những biểu hiện rất khác nhau. Để đảm bảo chắc chắn bạn có thể đi đến bệnh viện kiểm tra công thức máu để có những chỉ số chính xác nhất.

Ví dụ:

  • Nếu thiếu do rối loạn hấp thu thì phải điều trị các bệnh liên quan (ỉa chảy, suy gan, tắc mật…).
  • Thiếu do cung cấp không đủ cho nhu cầu thì phải tăng cường thêm khẩu phần ăn hoặc sử dụng thêm vitamin và chất khoáng khi thiếu trầm trọng…

Việc bổ sung Vitamin và chất khoáng hợp lý nhất là phải lấy từ thực phẩm vì đó là nguồn cung cấp đầy đủ và cân đối nhất. Bổ sung dưới dạng thuốc chỉ khi thiếu trầm trọng hoặc trong trường hợp chưa có điều kiện sửa đổi lại chế độ ăn. Thí dụ bệnh nhân thiếu Vitamin A, thiếu Sắt ở bệnh nhân nghèo, những người mà hợp phần dinh dưỡng chủ yếu là ngũ cốc và rau. Trường hợp thiếu Iod ở một số địa phương do đặc điểm địa lý cũng phải bù iod theo dạng muối trộn Iod.

Tất cả các yếu tố gây thiếu Vitamin và chất khoáng đã nêu trên gây ra những rối loạn chuyển hóa các chất. Thường thì ít có hiện tượng thiếu đơn độc một chất trừ nguyên nhân thiếu do khuyết tật di truyền hoặc do tương tác thuốc.

Vì vậy việc bổ sung Vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng các chất đơn lẻ. Tỷ lệ phối hợp của các công thức khác nhau nên khi lựa chọn phải căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu để bổ sung cho phù hợp.

Vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong các quá trình sinh hóa của cơ thể. Sự thiếu hụt Vitamin và khoáng chất có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng. Ngược lại bổ sung thừa vitamin và khoáng chất cũng có thể gây ra những hiệu quả khôn lường. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở phía trên sẽ giúp quý bạn đọc có thể hiểu hơn được nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất do đâu, biết nên lựa chọn những loại thực phẩm nào để bổ sung trong bữa ăn hàng ngày để không bị thiếu vitamin và khoáng chất.

Câu hỏi lâm sàng

Bệnh nhân nam 64 tuổi trải qua phẫu thuật cắt đại tràng cấp cứu do viêm đại tràng thiếu máu lan rộng. Bệnh nhân sống một mình và sử dụng nhiều rượu. Tiền sử gia đình không liên quan. Bệnh nhân được rút nội khí quản vào ngày thứ 4 hậu phẫu. Sau khi rút ống, bệnh nhân có các cơn lú lẫn và kích động nên được điều trị với lorazepamhaloperidol. Bệnh nhân cũng dùng piperacillin và tazobactam. Bệnh nhân không ăn đường miệng từ khi phẫu thuật. Hậu phẫu ngày thứ 7, điều dưỡng phát hiện có chảy máu từ một vị trí đâm kim tĩnh mạch. Nhiệt độ 36.7; huyết áp 121/76, mạch 80 l/p; nhịp thở 16 l/p. Xét nghiệm có kết quả như sau:

  • Hemoglobin: 11.5 g/dL.
  • Mean corpuscular volume: 88 fL.
  • Platelets: 160,000/μL.
  • Leukocytes: 7,500/μL.
  • Segmented neutrophils: 68%.
  • Bands: 1%.
  • Eosinophils: 1%.
  • Lymphocytes: 24%.
  • Monocytes: 6%.
  • Prothrombin time: 24 sec (INR 2.2).
  • Partial thromboplastin time: 44 sec (normal 25-40).

Nguyên nhân nào sau đây nhiều khả năng nhất gây tình trạng hiện tại của bệnh nhân?

  1. Đông máu nội mạch rải rác cấp
  2. Yếu tố V Leiden
  3. Thiếu yếu tố VII
  4. Cường lách
  5. Kháng đông lupus
  6. Xuất huyết giảm tiểu cầu do huyết khối
  7. G. Thiếu vitamin K
  8. Bệnh von Willebrand

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân này nghi ngờ một bệnh chảy máu mắc phải, nhiều khả năng do thiếu hụt vitamin K. Vitamin K là một vitamin tan trong dầu đóng vai trò quan trọng trong đông cầm máu bằng cách hoạt động như một cofactor tham gia phản ứng carboxyl hóa các đầu acid glutamic tồn dư trên các protein phức hợp prothrombin nhờ enzym. Cơ thể lấy vitamin K ngoại sinh nhờ hấp thụ vitamin K từ thức ăn trong đường ruột và nội sinh từ sự tổng hợp vitamin K của vi khuẩn đường ruột. Thiếu vitamin K thường gặp nhất do chế độ ăn không hợp lý nhưng bệnh nhân nặng với bệnh gan nền có thể tiến triển thiếu vitamin K trong ít nhất 7-10 ngày.

Bệnh nhân được dinh dưỡng đường ruột hậu phẫu và được cho kháng sinh phổ rộng và 2 nguồn vitamin K tự nhiên đều mất. Thêm vào đó, bệnh nhân nhiều khả năng có bệnh gan do rượu, giới hạn khả năng tích trữ vitamin K. Thiếu vitamin K giảm nồng độ huyết tương của tất cả các protein của phức hợp prothrombin (2, 7, 9, 10 và protein S và protein C). Điều này ban đầu gây tăng thời gian PT, sau đó kéo theo tăng thời gian PPT. Truyền vitamin K khôi phục nhanh chóng dự trữ trong 8-10 tiếng và huyết tương tươi có thể được sử dụng để xử trí xuất huyết cấp tạm thời.

Ý A: Đông máu nội mạch rải rác cấp gây giảm yếu tố đông máu và tiêu fibrin thứ phát. Điều này gây xuất huyết, tổn thương thận và gan cấp, hạ áp và tăng nhịp tim. Xét nghiệm cho thấy giảm tiểu cầu, kéo dài PT và PTT, giảm fibrinogen và mảnh vỡ hồng cầu trên phết máu ngoại vi. Mặc dù thời gian PT và PTT ở bệnh nhân này tăng, bệnh nhân có tình trạng huyết động ổn định và số lượng tiểu cầu bình thường

Ý B và E: Kháng đông lupus là một kháng thể kháng phospholipid gây tăng thời gian PTT khi xét nghiệm chẩn đoán. Tuy nhiên, bệnh nhân có kháng đông lupus thực chất có tình trạng tăng đông và tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Yếu tố V Leiden gây bệnh tăng đông máu do đề kháng protein C hoạt hoá. Bệnh nhân này tăng xuất huyết khiến các chẩn đoán này không có khả năng

Ý C: Thiếu yếu tố VII là bệnh đông máu huyết tương di truyền NST X gây kéo dài thời gian PTT. Bệnh thường biểu hiện sớm trong cuộc đời.

Ý F: Xuất huyết giảm tiểu cầu do huyết khối là một thể hiếm của bệnh giảm tiểu cầu tiêu thụ gây ra bởi huyết khối tiểu cầu rải rác hình thành trong hệ vi mạch. Bệnh thường biểu hiện giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu vi mạch, sốt và dấu hiệu thần kinh (rối loạn ý thức)

Ý H: Bệnh von Willebrand là bệnh chảy máu di truyền thường được chẩn đoán nhiều nhất ở người trưởng thành. Xét nghiệm thường thấy tăng thời gian PTT và thời gian chảy máu. Tuy nhiên, thời gian PT thường bình thường.

Mục tiêu học tập: Thiếu vitamin K thường do bổ sung qua chế độ ăn không đủ, giảm hấp thu ở đường ruột hoặc bệnh tế bào gan. Bệnh nhân nặng với bệnh gan nền có thể tiến triển thiếu vitamin K trong 7-10 ngày. Xét nghiệm thường thấy kéo dài thời gian PT, sau đó kéo theo thời gian PTT.

Tài liệu tham khảo

1.Tác giả Mariarita Brancaccio, Cristina Mennitti, Arturo Cesaro, Fabio Fimiani, Martina Vano, Biagio Gargiulo, Martina Caiazza, Federica Amodio, Iolanda Coto, Giovanni D’Alicandro, Cristina Mazzaccara, Barbara Lombardo, Raffaela Pero, Daniela Terracciano, Giuseppe Limongelli, Paolo Calabrò, Valeria D’Argenio, Giulia Frisso, Olga Scudiero (2022), The Biological Role of Vitamins in Athletes’ Muscle, Heart and Microbiota. Nguồn NCBI, truy cập ngày 23/5/2023.

2.Tác giả Alan Mozes, Vitamins, Fish Oil, Minerals: Which Supplements Help or Harm the Heart? cập nhật lần cuối vào ngày 7 tháng 12 năm 2022. Nguồn Drug.com, truy cập ngày 23/5/2023.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here